Các học sinh trong đội tuổi 15 - 16 đang luyện thi lấy bằng GCSE (bằng tốt nghiệp phổ thông trung học - General Certificates of Secondary Education) tại Trường Trung học Cheney ở thị trấn Headington, ngoại ô TP Oxford được giao nhiệm vụ nghiên cứu một vở kịch cổ điển của Anh có tên "Những cuộc gọi của viên thanh tra - An Inspector Calls" của tác giả J.B. Priestley. Đề bài làm: "Hãy tưởng tượng bạn là một phụ nữ trẻ vào năm 1912 viết một lá thư tuyệt mệnh cho những người quan tâm đến bạn".
Bài làm được giao vào "Ngày chống tự tử thế giới".
Trường Trung học Cheney,thị trấn Headington, ngoại ô TP Oxford. Ảnh: Google Maps
Một người mẹ giấu tên đã nói với đài BBC rằng giáo dục kiểu này là một "sự thất bại to lớn", bà đã cảm thấy sốc thật sự khi con bà kể cho bà về bài làm này.
Phụ huynh này cho biết bà có người thân đã cố tự tử, bà đã viết thư cho hiệu trưởng và nói thêm rằng những kiểu giáo dục mang tính cảnh báo như thế này không nên khuyến khích.
Kể từ đó, trường đã nhận lỗi "nếu như có bất cứ sự cố nào xảy ra" và nhấn mạnh rằng bài làm này "cực kỳ nhạy cảm". Ông cam kết đề bài làm đã được "chỉnh sửa cho phù hợp".
Đây không phải là lần đầu tiên vở kịch cổ điển này bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi. Vào năm 2015, học sinh trong độ tuổi 14 - 15 tại Trường Trung học Beauchamp, thị trấn Wickford, hạt Essex, cũng được yêu cầu về nhà viết một lá thư tuyệt mệnh bằng tiếng Anh.
Vở kịch "Những cuộc gọi của viên thanh tra" lấy bối cảnh năm 1912. Nội dung vở kịch tập trung vào việc viên thanh tra bí ẩn đến nhà của một chủ nhà máy. Ông ta hỏi gia đình giàu có này về cái chết đột ngột của cô Eva Smith - một phụ nữ thuộc tầng lớp lao động trẻ ở đây.
(Theo RT)