Ngành Quản lý Công nghiệp (Industrial Management – IM) giao thoa giữa hai lĩnh vực kỹ thuật và kinh tế, cung cấp nền tảng kiến thức bao quát hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh. Ngành Quản lý Công nghiệp được hiểu cơ bản là ngành đào tạo, cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về quản trị nguồn nhân lực, lập kế hoạch, dự án kinh doanh, tiếp thị cũng như phân tích các dự án, nghiên cứu thị trường. Sinh viên hoàn thành chương trình học ngành Quản lý Công nghiệp có hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau cùng cơ hội việc làm rộng mở.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến năm 2022, cả nước cơ hơn 800.000 doanh nghiệp. Trong đó, trong 4 tháng đầu năm, cả nước có 49.591 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Đặc biệt, sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chính sách tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên cả nước. Nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến Quản trị Doanh nghiệp ở các doanh nghiệp rất đa dạng: Quản lý nhà máy, hoạch định dự án; Quản lý hệ thống sản xuất – chất lượng; Quản lý chuỗi cung ứng, logistic; Quản lý nguyên vật liệu, tồn kho và mua hàng; Quản trị nhân sự, tài chính; Quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường doanh nghiệp…
Trường Đại học Văn Lang thường xuyên tổ chức các cuộc thi học thuật dành cho sinh viên khối ngành kinh tế, kỹ thuật.
Với nhu cầu nguồn nhân lực cao, đa dạng nhiều vị trí, Trường Đại học Văn Lang xây dựng chương trình học ngành Quản lý Công nghiệp với mục tiêu đào tạo kỹ sư có năng lực phân tích, thiết kế, quản lý các hệ thống sản xuất công nghiệp và dịch vụ với tư duy hệ thống để giải quyết các vấn đề về quản lý công nghiệp và quản trị kinh doanh. Sinh viên được trang bị kiến thức thông qua các học phần về quản lý hoạt động sản xuất, lập kế hoạch quản lý và phát triển dự án, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản trị nguồn nhân lực, quản lý dự trữ và kho hàng, quản trị chất lượng và quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường doanh nghiệp.
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên được trang bị kỹ năng mềm về làm việc nhóm, ứng xử chuyên nghiệp, tinh thần học tập và nghiên cứu suốt đời; tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp thông qua chương trình hợp tác của Trường Đại học Văn Lang cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sinh viên Văn Lang tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, công trình bên cạnh giờ học tại lớp.
Bên cạnh ngành Quản lý Công nghiệp, từ đầu năm 2022, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh các ngành mới, nâng tổng số ngành đào tạo lên 61 ngành: Hệ thống Thông tin Quản lý, Kinh tế Quốc tế, Bảo hộ Lao động. Thí sinh quan tâm các ngành học tại Văn Lang có thể nộp hồ sơ xét tuyển theo 5 phương thức sau: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, xét tuyển kết quả Học bạ THPT, xét tuyển kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Tp. HCM, xét tuyển kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu và xét tuyển thẳng.
Để xét tuyển ngành Quản lý Công nghiệp tại Trường Đại học Văn Lang, thí sinh tham khảo thông tin chi tiết: Ngành Quản lý công nghiệp Mã ngành: 7510601 Thời gian đào tạo: 4 năm Văn bằng: Kỹ sư Quản lý công nghiệp Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý – Hóa A01: Toán – Lý – Anh A02: Toán, Vật lí, Sinh học B00: Toán, Hóa học, Sinh học Thông tin liên hệ: Khoa Kỹ thuật An toàn Điện thoại: 02871098253 Email: k.ktat@vlu.edu.vn |