Trước trận đấu "sinh tử" với tuyển Việt Nam, Trung Quốc nhận cú tát chí mạng từ "người nhà"

Ngô Trà, Theo Pháp luật & Bạn đọc 10:36 02/10/2021
Chia sẻ

"Khi xảy ra lở tuyết, không một bông tuyết nào là vô tội, nhất là những cầu thủ Trung Quốc từng bán độ hồi 2002 - 2006. Họ đã hủy hoại niềm tin vào bóng đá của các bậc phụ huynh".

Vừa qua, tờ Sina của Trung Quốc đã dẫn lời của bình luận viên nổi tiếng He Xiaolong với những bình luận khiến những người hâm mộ bóng đá nước này đang hết mực trông chờ vào một trận thắng của đội nhà trước đội tuyển Việt Nam phải choáng váng:

"Trước trận chiến với đội tuyển Việt Nam, nhìn lại vào đội tuyển Trung Quốc, vào bóng đá nước nhà, tôi chỉ cảm thấy sự giận dữ sục sôi. Bóng đá Trung Quốc luôn đưa ra muôn vàn lý do để biện hộ cho những thất bại của mình, trách cái này, trách cái kia, trách xã hội, giáo dục, phụ huynh. Chỉ có duy nhất thứ đáng trách nhất thì chẳng thấy ai trách, đấy là trách chính mình.

Quá nhiều nhân vật nổi tiếng của bóng đá Trung Quốc đã chế nhạo trình độ bóng đá hiện đại của nước nhà. Tôi xin nói luôn là từ năm 1981 đến nay, bóng đá Trung Quốc đã lụn bại suốt 40 năm, và lần lọt được vào VCK World Cup 2002 chỉ là tai nạn. Bóng đá Trung Quốc đã sa sút đến mức trình độ giờ chỉ còn ngang ngửa Việt Nam. Đó là 'thành quả' của nhiều thế hệ trong suốt 40 năm qua. Cả thế hệ trước lẫn thế hệ này đều phải chịu trách nhiệm như nhau. Đừng cãi nhau xem thế hệ nào vượt trội hơn, tất cả đều thảm hại như nhau.

Trước trận đấu sinh tử với tuyển Việt Nam, Trung Quốc nhận cú tát chí mạng từ người nhà - Ảnh 1.

Kỳ Hùng - người hùng cũng là tội đồ của bóng đá Trung Quốc

Khi xảy ra lở tuyết, không một bông tuyết nào là vô tội, nhất là những cầu thủ Trung Quốc đã từng bán độ từ năm 2002 đến 2006. Chính bóng đen mà họ tạo ra đã hủy hoại niềm tin của các bậc phụ huynh vào bóng đá nước nhà. Sự lộng hành suốt nhiều năm liền của những tội đồ này khiến những tài năng trẻ bị thui chột, và tiếp tục làm những bậc cha mẹ, và con cái của họ nản lòng với thực trạng bi thảm của bóng đá Trung Quốc".

Sự kiện mà He Xiaolong nhắc tới chính là điểm đen bi thảm của bóng đá Trung Quốc gần 10 năm về trước. Đầu năm 2012, 4 cựu tuyển thủ bóng đá Trung Quốc bị bắt về tội dàn xếp tỷ số trận đấu. Trong số đó có đến hai cái tên đá chính ở VCK World Cup 2002. Bốn cựu tuyển thủ gồm hai tiền vệ Thân Tứ, Kỳ Hùng, hậu vệ Tiểu Lý Minh và thủ thành Giang Tân bị cáo buộc đã nhận 8 triệu NDT (khoảng 25,6 tỷ đồng) để dàn xếp tỷ số trận đấu giữa Quốc tế Thượng Hải và Thái Đạt Thiên Tân ở mùa giải 2002/03.

Trước trận đấu sinh tử với tuyển Việt Nam, Trung Quốc nhận cú tát chí mạng từ người nhà - Ảnh 2.

"Lý do chính khiến công tác đào tạo bóng đá trẻ Trung Quốc cực kỳ ảm đạm là do chính những người làm bóng đá gieo những 'mầm xấu', nó khiến môn thể thao số 1 thế giới trở nên kém hấp dẫn ở Trung Quốc. Nó liên quan gì đến giáo dục và xã hội? Bốn mươi năm qua là thời kỳ Trung Quốc phát triển tốt nhất trong lịch sử. Xã hội nào khiến bóng đá tồi tệ đi vậy?

Tuy nhiên, tôi phản đối việc chửi bới đội tuyển quốc gia, bởi họ hiểu gì về bóng đá Trung Quốc mà đòi chửi. Có điều, đội tuyển quốc gia Trung Quốc đúng là luôn luôn thất bại. Nó cũng giống như chúng ta xem xong một bộ phim và rơi vào cảm giác rất tồi tệ. Chúng ta có thể bình luận về nó, nhưng chửi bới vào sự chăm chỉ và cống hiến của diễn viên và đoàn làm phim là điều sai lầm.

Lý do chính khiến bóng đá Trung Quốc thảm hại, là bởi có quá ít người thực sự yêu bóng đá, và sẵn sàng cống hiến cho bóng đá.

Trong một môi trường như thế, làm sao bóng đá Trung Quốc phát triển nổi. Trong khi các quốc gia khác đang tiến bộ như vũ bão. Ngay cả khi bạn đứng yên, hoặc tiến chậm, thì đó vẫn là sự thụt lùi so với các đối thủ cạnh tranh. So với Nhật Bản và Hàn Quốc, khoảng cách giữa chúng ta và họ ngày càng lớn, trong khi đó khoảng cách với các đội bóng Đông Nam Á ngày càng nhỏ lại".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày