"Nói cách khác, việc áp dụng công nghệ này vào quần áo có thể khiến một người trở nên 'vô hình'", nhà nghiên cứu chính Wang Dongsheng cho biết trong một cuộc phỏng vấn được China Science Daily công bố vào tuần trước.
Theo ông Wang và nhóm của ông từ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, sáng kiến này có tiềm năng ứng dụng trong quân đội, kiến trúc và nhiều lĩnh vực khác.
Trong một nghiên cứu xuất hiện vào tháng trước trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu cho biết họ đặt mục tiêu biến ngụy trang chủ động thành chức năng trong chính vật liệu, gọi quá trình đó là quang sắc tự thích ứng (SAP).
Chìa khóa của quá trình biến đổi này là một hợp chất phân tử có thể thay đổi cấu trúc khi tiếp xúc với các bước sóng ánh sáng cụ thể. Đối với mắt thường, vật liệu này dường như hòa trộn với môi trường xung quanh.
Trong tự nhiên, tắc kè hoa và bạch tuộc đều dựa vào ngụy trang chủ động, thay đổi diện mạo của chúng để hòa nhập vào môi trường xung quanh. Các hệ thống do con người tạo ra muốn đạt được hiệu ứng này phải thông qua các thiết bị điện tử phức tạp, dẫn đến chi phí cao và khả năng sử dụng hạn chế.
Ngược lại, công nghệ SAP cung cấp một cách đơn giản và hiệu quả hơn để đạt được hiệu ứng ngụy trang thích ứng, không cần nguồn điện bên ngoài hoặc thiết bị điện tử phức tạp.
Theo SCMP