Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người

Nhóm PV/VOV, Theo VOV 16:34 06/09/2024
Chia sẻ

Tại Hà Nội và các địa phương ven biển bị ảnh hưởng của bão số 3 như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... bắt đầu có mưa lớn. Các địa phương đang khẩn trương bố trí các phương án ứng phó.

17:39

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 1.

Khu vực Ngã Tư Vọng, giao thông ách tắc nghiêm trọng, theo quan sát của phóng viên, tình trạng ùn tắc xảy ra tại cả 3 tầng đường. Ảnh: Vũ Hạnh

17:37

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy khu vực tỉnh Hòa Bình

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Trong 2 giờ qua (từ 14h đến 16h ngày 6/9), khu vực tỉnh Hòa Bình đã có mưa vừa, có nơi mưa to như: Ban Hàng Đồi 69mm, Thanh Hà 67,2mm, Lạc Lương 49,2mm,…

Trong 3-6 giờ tới, khu vực tỉnh Hòa Bình tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 30-50mm, có nơi trên 70mm.

Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại tỉnh Hòa Bình, đặc biệt tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thành phố Hòa Bình.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 1.

Cảnh báo tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.

17:25

Đường sắt đô thị tại Hà Nội sẽ dừng hoạt động nếu bão số 3 gây gió bão mạnh cấp 8 trở lên

Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) Vũ Hồng Trường cho biết, đơn vị đã chuẩn bị các phương án ứng phó bão Yagi đổ bộ. Tình huống thiên tai đã nằm trong các kịch bản rủi ro đột xuất được xây dựng và diễn tập từ trước.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 2.

Lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, đơn vị hiện vận hành 2 tuyến tàu điện tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội. Theo phương án vận hành an toàn các tuyến đường sắt đô thị phải tạm dừng hoạt động khi bão mạnh cấp 8 trở lên.

Trong điều kiện mưa lớn kéo dài, các đoàn tàu của 2 tuyến metro sẽ chuyển từ chế độ lái tự động sang lái thủ công để chủ động kiểm soát vận tốc, đảm bảo an toàn.

Các tình huống ứng phó rủi ro thiên tai theo kịch bản đã được diễn tập nhiều lần nên khi bão Yagi đổ bộ đường sắt đô thị sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách.

Bên cạnh đó, tại Trung tâm điều độ (OCC), các kíp trực sẽ căn cứ các bản tin của cơ quan khí tượng để đánh giá và ra quyết định tạm dừng chạy tàu.

Nhà ga sẽ phát thông báo đến hành khách trong trường hợp lịch chạy tàu thay đổi.

17:16

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão số 3

Phóng viên An Kiên/VOV-Tây Bắc thông tin: Sáng 6/9, ông Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Bát Xát. Đây là một trong số địa phương nằm trong diện nguy cơ cao ảnh hưởng của bão.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 3.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai chỉ đạo phương án bảo đảm an toàn hồ đập tại Nhà máy Tuyển đồng Sin Quyền.

Tại đây, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai đã trực tiếp kiểm tra điểm có nguy cơ sạt lở tại thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan và điểm sạt lở trên tuyến Tỉnh lộ 156, đoạn qua xã Bản Vược. Đây là những khu vực mất an toàn, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của nhân dân.

Trước tình hình cấp bách, ông Đặng Xuân Phong yêu cầu huyện Bát Xát khẩn trương xây dựng phương án di dời dân ở vùng nguy cơ sạt lở đến các khu vực an toàn; đề nghị địa phương thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" khi có tình huống xảy ra, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn tính mạng và ổn định đời sống cho người dân.

Cùng trong buổi sáng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cũng dành thời gian đi kiểm tra hồ thải quặng đuôi tại Nhà máy Tuyển đồng Sin Quyền của huyện Bát Xát. Ông yêu cầu đơn vị chủ động xây dựng các phương án phòng ngừa, đặt công tác an toàn hồ đập lên hàng đầu để tránh xảy ra sự cố trong giai đoạn cao điểm mưa lũ, nhất là ứng phó với cơn bão số 3 này.

Trước diễn biến phức tạp và cực kỳ nguy hiểm của cơn bão số 3, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát cũng đã chủ động triển khai các phương án phòng chống mưa lũ; kích hoạt cấp độ phòng ngừa ở mức cao nhất.

17:14

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo cần lưu ý một số điểm trong phòng chống siêu bão Yagi:

Thứ nhất là về gió mạnh: Bão số 3 có thể gây ra gió mạnh cấp 16, giật cấp 17 trên khu vực Bắc Biển Đông; cấp 13-14, giật cấp 17 ở Bắc Vịnh Bắc Bộ; cấp 11-12, giật cấp 14 ở vùng biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.

Thứ hai về sóng lớn, nước dâng do bão: Trên Biển Đông sóng biển có thể cao từ 10-12m, vùng ven biển ven bờ Quảng Ninh – Thành Hóa từ 2-5m.

Thứ ba là về mưa lớn: bão số 3 có thể gây ta một đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó trọng tâm là khu vực Bắc Bộ và Thành Hóa với lượng mưa phổ biển từ 100-350mm, có nơi trên 500mm.

17:08

Hà Nội tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 06/9/2024 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Công điện nêu rõ: Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Điện chỉ đạo ngày 05/9/2024 của Thường trực Thành ủy về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu:

1. Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố căn cứ lĩnh vực công tác, nội dung công việc, đơn vị và địa bàn phụ trách, chủ động xuống các đơn vị, địa bàn trọng điểm, các khu vực xung yếu để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai.

2. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được phân công, phụ trách tập trung thực hiện một số nội dung sau:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó mưa, bão, lũ, thiên tai với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai để kịp thời tham mưu, chỉ đạo điều hành và thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.

Đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được giao phụ trách, chủ động xuống hiện trường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai trong đó tập trung:

Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, khu vực có nguy cơ ngập sâu do mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ mất an toàn do hệ thống điện, công trình, cây xanh gãy, đổ…; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn; đặc biệt lưu tâm đến các trường hợp, khu vực đã xảy sự cố, thiệt hại đáng tiếc về người trước đây liên quan đến tai nạn khi đi qua khu vực bị ngập, đánh bắt cá, vớt củi...; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt lư u ý đối với các huyện có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức…

Đối với các công trường xây dựng: Tiến hành kiểm tra, rà soát các công trường xây dựng trên địa bàn, đặc biệt lưu ý đến các công trình có thiết bị, vật tư dễ bị ảnh hưởng bởi gió bão như cần cẩu tháp, giàn giáo, và các thiết bị xây dựng có độ cao. Yêu cầu các công trường phải có phương án (biện pháp) đảm bảo an toàn phòng, chống bão, người lao động phải được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị bảo hộ. Yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu thi công bố trí lực lượng ứng trực tại công trường, đảm bảo có người giám sát, theo dõi diễn biến thời tiết và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Các cần cẩu tháp phải được hạ thấp, gia cố, bảo đảm an toàn, không để xảy ra tình trạng đổ sập gây nguy hiểm cho người và tài sản xung quanh.

Đối với biển quảng cáo: Tiến hành rà soát, kiểm tra, yêu cầu các tổ chức, cá nhân quản lý biển quảng cáo, đặc biệt là biển quảng cáo tấm lớn, phải đảm bảo an toàn, được gia cố chắc chắn, có biện pháp phòng chống gió mạnh, bão không bị đổ sập, gây nguy hiểm cho người dân. Tăng cường kiểm tra, đôn đôc đốc, yêu cầu các chủ sở hữu biển quảng cáo thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn trong điều kiện thời tiết bất lợi, kiên quyết hạ gỡ hoặc buộc chặt các biển quảng cáo có nguy cơ mất an toàn.

Chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi bão, lũ.

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ; xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản....

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 4.

Mưa dông chiều 6/9 tại Hà Nội khiến nhiều cây xanh gãy đổ. Đã có 2 người tử vong vì bị cây đè trúng khi đang lưu thông trên đường

17:01

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 5.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 6.

Tàu thuyền hối hả vào nơi tránh trú tại xã Nghĩa Thắng (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Ảnh: Nguyễn Ngân

16:49

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng kiểm tra một số công trình xung yếu trước bão số 3

Phóng viên Công Luận/VOV-Đông Bắc thông tin: Chiều nay, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại một số địa phương, đơn vị.

Ông Hoàng Xuân Ánh đã đến kiểm tra khu vực xóm Canh Biện, xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, khu vực bị cô lập trong đợt mưa lũ cuối tháng 8 vừa qua. Kiểm tra an toàn hồ Phia Gào, xã Đức Long (Hòa An) và vị trí sạt lở nghiêm trọng trên tuyến đường tỉnh 216, địa phận xã Trương Lương, huyện Hòa An. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu chính quyền các địa phương, các đơn vị quản lý công trình cần chủ động bám sát diễn biến mưa bão, rà soát kỹ các vị trí xung yếu và có phương án sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân cũng như công trình.

Chỉ trong thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua, Cao Bằng đã trải qua đợt mưa lũ lịch sử khiến 2 người chết, hơn 640 ngôi nhà bị ngập, hơn 1.600ha hoa màu cùng nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, tại xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), nước ngập sâu suốt từ 23/8 đến 2/9 khiến toàn xã bị cô lập, 60 ngôi nhà, 3 trường học, 1 trạm y tế chìm sâu trong nước. Đến chiều 6/9, xã Quang Vinh vẫn còn 2 điểm nước chưa rút hết.

Ông Chung Văn Bào, Bí thư Đảng ủy xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh cho biết: "Trước tình hình cơn bão số 3, Ban Chỉ huy PCTT huyện Trùng Khánh và xã Quang Vinh đã họp bàn và triển khai phương án ứng phó từ sớm. Hiện nay, xã đã bố trí các tổ ứng trực, sẵn sàng triển khai hỗ trợ các khu vực úng ngập. Rút kinh nghiệm từ đợt mưa trước, xã cũng đã huy động, bố trí thêm lương thực, thực phẩm, bổ sung các loại bè, mảng, xuồng cứu hộ, áo phao. Đồng thời, hỗ trợ người dân thu dọn sẵn đồ đạc, tài sản đưa lên vị trí cao trong nhà để có thể di dời trong tình huống khẩn cấp. Các hộ mới trở lại sinh sống sau ngập lụt cũng sẵn sàng quay trở lại các vị trí đã sơ tán trước đó".

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 7.

Ảnh: Ông Hoàng Xuân Ánh (thứ 2 bên phải), Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng kiểm tra công tác ứng phó bão số 3.

16:46

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Phóng viên Trường Giang/VOV Đông Bắc thông tin: Kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại khu vực neo đậu tàu thuyền cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn), mỏ than Hà Tu (TP Hạ Long), đê biển Hà Nam (TX Quảng Yên), Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị phòng chống bão của tỉnh Quảng Ninh.

Lưu ý việc tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi sát sao, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu địa phương phân công người đứng đầu chịu trách nhiệm, tổng chỉ huy từng địa bàn, đồng thời phải đưa ra kịch bản cho các vùng khác nhau, nhất là các khu vực mà bão sẽ vào sớm là các huyện đảo, khu vực ven biển, tiếp giáp biển…

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 8.

16:31

Phóng viên Nguyễn Ngân-Nguyễn Hà/VOV.VN cho biết: Tại Nam Định, từ 11h ngày 6/9, tỉnh đã thực hiện lệnh cấm biển. Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với ngành nông nghiệp, các huyện ven biển tổ chức thông tin, kêu gọi, hướng dẫn các tàu, thuyền di chuyển vào nơi tránh trú bão an toàn.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 9.

Toàn tỉnh đã có 1.710 tàu với 5.229 lao động vào các bến, bãi, cảng cá neo đậu theo quy định. Trong đó neo đậu tại tỉnh là 1.703 tàu với 5.227 lao động; neo đậu ngoài tỉnh 18 tàu với 98 lao động; số tàu cá đang còn trên biển là 4 tàu với 28 lao động. Hiện các tàu đã được neo đậu chằng chống an toàn, các chủ tàu kiêmd tra lại công tác neo đậu tàu trước khi bão số 3 đổ bộ.

16:29

Huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình: Đảm bảo cho gần 11.000 ha lúa và cá lồng trên sông

Phóng viên Phi Long/VOV.VN dẫn báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) huyện Quỳnh Phụ cho biết: Triển khai công tác ứng phó với bão số 3 cho biết, vụ mùa năm 2024 toàn huyện gieo cấy 10.818ha, đến thời điểm này khoảng 1.200ha lúa chắc xanh, 5.000ha lúa đã và đang trỗ bông, diện tích còn lại chủ yếu đang làm đòng đến sắp trỗ bông; cây màu hè thu đã trồng là 750ha, trong đó diện tích đã thu hoạch khoảng 300ha; trên 1.150ha nuôi trồng thủy sản và 195 lồng, bè cá tại các xã: Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hoa; huyện có 2 trọng điểm xung yếu gồm đê, kè Đại Nẫm (xã Quỳnh Thọ) và kè Tô Trang (xã An Mỹ).

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 11.

Kiểm tra việc nuôi cá lồng ở xã Quỳnh Ngọc

Để chủ động ứng phó với bão số 3, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo của tỉnh, ban hành Công điện khẩn số 04 yêu cầu các ngành, các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão; thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo trên các phương tiện thông tin để người dân chủ động trong hoạt động sản xuất; tập trung giải phóng bèo bồng, đăng, đó, vó, bè và các vật cản trên kênh và kênh mương nội đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn đê điều, phương án bảo vệ công trình đê, kè, cống xung yếu cũng như sẵn sàng phương tiện, lực lượng cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 12.

Kiểm tra Bến phà An Khê ở Quỳnh Phụ.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 13.

Trạm bơm xã Quỳnh Hoa sẵn sàng vận hành khi cần thiết

16:25

Sơn La hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách để ứng phó với bão số 3

Thông tin từ phóng viên Trấn Long/VOV-Tây Bắc cho biết: Nhằm hạn chế các thiệt hại trước dự báo bão số 3 sẽ gây mưa lớn khi đổ bộ vào đất liền; hôm nay 6/9, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành văn bản số 3985 yêu cầu các cấp, ngành và các địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với bão.

Theo đó, để chủ động ứng phó với đợt mưa lớn dự báo phổ biến từ 100 - 250mm/đợt, có nơi trên 300mm trong các ngày từ 7 - 9/9, nguy cơ gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở một số địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó tác động của bão với tinh thần "chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất" nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước.

UBND các huyện, thành phố tham mưu với Thường trực huyện ủy, Ban Thường vụ huyện ủy xem xét đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, Thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống tác động của bão, mưa lũ; Chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

Cùng với đó là chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm, xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi mưa lũ.

UBND tỉnh Sơn La cũng sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống tác động của bão, mưa lũ; xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản không tuân thủ chỉ đạo của các cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão, mưa lũ.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 14.

Sơn La nỗ lực triển khai các phương án ứng phó với bão số 3. (Ảnh minh họa)

16:20

Thông tin từ các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tại cơn bão số 3 vẫn đang ở cấp siêu bão (cấp 16, giật trên cấp 17).

Các siêu bão trước đây chủ yêu hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, hiếm khi có bão hình thành siêu bão ngay trên Biển Đông.

Theo thống kê thì chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông mà mạnh lên thành cấp siêu bão (cấp 16), chỉ có 2 cơn đi từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào khu vực Biển Đông đạt cấp siêu bão nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta, cụ thể:

- Cơn bão RAI (Cơn bão số 9) tháng 12 năm 2021 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông hướng vào miền Trung sau đi vòng lên, sau tan dần trên Bắc Biển Đông và không ảnh hưởng đến nước ta. Theo thông tin của JMA, bão xảy ra 2 Obs đạt 105 knots (54m/s-Cấp 16) vào 18UTC ngày 18/12 và 00UTC ngày 19/12/2021.

- Cơn bão SAOLA (Cơn bão số 3) cuối tháng 8 đầu tháng tháng 9/2023 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông đi vào Nam Trung Quốc và tan dần và không ảnh hưởng đến nước ta. xảy ra 4 Obs đạt 105 knots (54m/s-Cấp 16) từ 12UTC ngày 30/8 đến 06UTC ngày 31/8/2023.

Bão số 3 cũng có quá trình mạnh lên rất nhanh, từ thời điểm vào Biển Đông (ngày 2/9) cấp 8, đến hơn 2 ngày sau bão đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão vào ngày 5/9. Điều này cũng tương đối hiếm gặp đối với bão trên Biển Đông

Thời gian duy trì cường độ cấp 16 hơn 1 ngày cũng là khá dài đối với một cơn bão trên Biển Đông.

16:13

Mù Cang Chải (Yên Bái) hoãn tổ chức các lễ hội để ứng phó với bão số 3

Theo phóng viên Đinh Tuấn/VOV-Tây Bắc: Để tập trung ứng phó với bão số 3 (bão Yagi), UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã quyết định hoãn tổ chức một số lễ hội dự kiến diễn ra vào tối nay (6/9) và sáng mai (7/9).

Theo đó, Lễ hội Sơn tra lần thứ nhất, Lễ hội mùa vàng năm 2024 và Hội thảo du lịch Mù Cang Chải điểm đến "Bản sắc - An toàn - Thân thiện" dự kiến sẽ được huyện Mù Cang Chải, Yên Bái tổ chức vào tối 6/9 và sáng 7/9.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bão YAGI, các lễ hội đặc sắc này được lùi thời gian tổ chức sang tối 12 và sáng 13/9. Tâm điểm của sự kiện sẽ là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Huyền thoại sơn tra"; chương trình diễu diễn đường phố biểu diễn các điệu dân vũ; công bố quyết định của Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các lễ hội được công nhận: "Lễ hội Mùa Vàng" "Festival dù lượn bay trên miền danh thắng", "Lễ hội giã bánh dày" và Quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam.

Trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội, huyện Mù Cang Chải còn tổ chức Hội thi ẩm thực "Hương vị sơn tra"; thi dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải; tổ chức giải chạy Marathon "MU CANG CHAI ULTRA TRAIL" năm 2024, Lễ mừng cơm mới của đồng bào Mông...

Hiện tỉnh Yên Bái cũng tạm hoãn các cuộc họp, hội nghị chưa thực sự cấp bách; chuyển thời điểm tổ chức một số hoạt động để chủ động phòng tránh mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 15.

16:11
Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 16.

Cây bị gió quật gẫy cành trên đường Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Đỗ Hưng

16:06
Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 17.

Giao thông đường Nguyễn Khoái hướng đi cầu Vĩnh Tuy ùn ứ. Ảnh: Đỗ Hưng

 16:04

Để ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi), nhiều sở GD-ĐT cho học sinh nghỉ học, sắp xếp lịch học bù để đảm bảo an toàn

Sáng 6/9, trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi (bão số 3), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trên địa bàn thành phố.

Báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các trường không tổ chức học, kể cả học thêm vào thứ bảy (7/9).

16:01

Cơn dông kèm mưa lớn kéo dài khoảng 20 phút tại Hà Nội đã khiến nhiều cây xanh gãy đổ. Theo thông tin chúng tôi có được, đã có 2 người tử vong vì bị cây đổ trúng khi đang điều khiển xe máy.

15:55

Phóng viên Vũ Miền/VOV-Đông Bắc đưa tin: Sáng nay (6/9), tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) có ghi nhận những luồng gió cấp 5, cấp 6 nhưng đến thời điểm này huyện đảo có gió nhẹ cấp 3,4. Nắng đẹp. Chính quyền địa phương và bộ đội trên đảo vẫn đang nỗ lực chạy đua với thời gian để giúp người dân chằng chống nhà cửa, gia cố thuyền bè và di chuyển người về nơi tránh trú an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 18.

15:49
Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 19.

Cơn mưa chiều nay tại Hà Nội khiến nhiều tuyến đường tắc nghẽn. Nhiều người tranh thủ về sớm để tránh bão và cũng để kiểm tra, gia cố nhà cửa khi bão về. Ảnh: Nguyễn Trang

15:47

Theo phóng viên Đỗ Hưng/VOV.VN: Do ảnh hưởng của bão số 3, chiều nay tại nhiều khu vực của Hà Nội đã  có mưa lớn kéo dài khoảng 20 phút. Mực nước sông Kim Ngưu đo tại Kim Ngưu -Lò Đúc 4,4m.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 20.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 21.Cơm mưa kéo dài hơn 20 phút tại Hà Nội nhưng cũng đủ nhiều ngõ nhỏ, trũng tại Hà Nội ngập nước. Ảnh: Đỗ Hưng
15:43

Bắc Kạn: Kiểm tra, rà soát các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở, lũ quét

Phóng viên Công Luận/VOV-Đông Bắc thông tin: Ngay sáng 6/9, tỉnh Bắc Kạn đã cử các đoàn công tác của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, phối hợp cùng chính quyền các địa phương kiểm tra, rà soát các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở, các hồ thủy lợi, công trình giao thông và hồ chứa thải tại các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản….

Qua kiểm tra, yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến mưa lũ, gia cố ngay các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở và kiên quyết di dời người, tài sản đến nơi an toàn. Một số nơi, người dân cũng đã chủ động gia cố nhà cửa, tăng cường kè chắn ao nuôi thủy sản, dùng dây để chằng néo rừng trồng tránh nguy cơ gãy đổ do dông lốc…

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Kạn, do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm 06/9 đến sáng 09/9 ở tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 – 200mm, có nơi trên 300mm. Mưa lớn có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Công điện khẩn, yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ", không để bị động, bất ngờ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Các địa phương căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão để chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: "Bắc Kạn lo ngại nhất là hoàn lưu sau bão có mưa to gây sạt lở, lũ quét, ngập lụt. UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị rà soát lại toàn bộ các vị trí có khả năng sạt lở, cảnh báo người dân, cần thiết phải tổ chức di dời hoặc có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, là gắn trách nhiệm của người đứng đầu, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch cấp huyện phải chỉ đạo sát sao, không để tình trạng xảy ra tình trạng nguy cơ sạt lở mà không có biện pháp ứng phó hoặc hoặc có trường hợp người dân không chấp hành các biện pháp phòng tránh, làm sao giảm thiểu thiệt hại do cơn bão gây ra".

Bắc Kạn là địa phương chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, chỉ từ đầu năm đến nay, địa phương này có 7 người chết, 4 người bị thương, gần 2.800 ngôi nhà hư hại, tốc mái, sạt lở; Hơn 1.600ha hoa màu bị ngập úng và hơn 324.000m3 đất đá sạt lở trên các tuyến giao thông….

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 22.

Ban Chỉ huy PCTT huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn kiểm tra các vị trí nguy cơ sạt lở tại xã vùng cao Vũ Muộn

15:34

Các bến cảng tại Hải Phòng chủ động ứng phó bão số 3

Phóng viên Thanh Nga/VOV-Đông Bắc thông tin: Cuối giờ sáng nay (6/9), Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại cảng Nam Đình Vũ, tuyến đê biển Hải An và một số khu, cụm công nghiệp tại quận Hải An. Công tác phòng chống bão số 3 đang được các ban ngành, đơn vị tại TP Hải Phòng triển khai khẩn trương.

Tại cảng Nam Đình Vũ (quận Hải An, TP Hải Phòng), từ 0h hôm nay (6/9) các tàu đã dời cảng, dừng bốc dỡ hàng hóa. Cảng cũng đã neo chốt cẩu, đảm bảo chịu được bão cấp 14, 15; đồng thời hạ độ cao các bãi container, xếp container thành các khối hình vuông để phòng gió lớn. Các dự án bến cảng trong KCN, KKT Hải Phòng đã thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là các vị trí xung yếu, cầu tàu, bến cảng, khu hậu cần dịch vụ cảng,... hạn chế thiệt hại do bão số 3 xuống mức thấp nhất.

Ghi nhận công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó bão số 3 của cảng Nam Đình Vũ và Ban quản lý KKT Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai các phương án, kịch bản ứng phó với bão; đặc biệt quan tâm các khu vực trọng yếu, đê điều, cảng biển, khu neo đậu tránh trú bão, công trình đang thi công... bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp và tài sản, tính mạng của nhân dân.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Hải Phòng, từ 12 giờ hôm nay (06/9), các quận, huyện trên địa bàn thành phố bắt đầu di dời các hộ dân ở các khu vực trũng thấp, chung cư cũ, xuống cấp, nguy hiểm đến nơi an toàn. Công tác sơ tán người dân sẽ hoàn thành trước 20 giờ hôm nay.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 23.

15:31

Thanh Hóa: Ngư dân hối hả đưa tàu thuyền về bờ trước khi bão đổ bộ

Phóng viên Sỹ Đức/VOV1 phản ánh: Sau khi có lệnh cấm biển từ 12h trưa nay (6/9), tại các cảng cá ven biển tỉnh Thanh Hóa ngư dân cấp tập đưa tàu thuyền về nơi tránh trú.

Có mặt tại Cảng Lạch Trường (huyện Hoằng Hóa) chiều 6/9, chúng tôi chứng kiến không khí khẩn trương của ngư dân vùng biển đang đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú bão. Với kinh nghiệm của ngư dân nơi đây, cơn bão số 3 được nhận định có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy công tác neo đậu tàu thuyền được đặc biệt chú trọng.

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 6.116 phương tiện, 19.901 lao động nghề biển, hoạt động trên các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Biển đông và tỉnh Thanh Hóa. Tất cả các tàu, thuyền hiện đã nhận được thông báo về cơn bão số 3 và đang tìm nơi tránh trú bão. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong ngày hôm nay, 6/9, hàng trăm chiếc thuyền đang tiếp tục trở về từ khơi xa, cập bến và tìm nơi neo đậu an toàn.

Trực tiếp: Siêu bão gây mưa lớn ở Hà Nội, cây đổ đè chết người- Ảnh 24.

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 6.116 phương tiện, 19.901 lao động nghề biển. Phần lớn tàu thuyền đã vào nơi tránh trú an toàn

15:27

Theo phóng viên Phi Long/VOV.VN hiện đang có mặt tại Thái Bình, trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Yagi) trên biển Đông, tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra công tác ứng phó bão, đồng thời ban bố lệnh cấm biển trên địa bàn. Người dân khu vực ven biển đã chủ động các biện pháp phòng tránh bão.

Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Tiền Hải, để chủ động ứng phó với bão số 3, Ban Chỉ huy PCTT và TKCC huyện đã ban hành 2 công điện khẩn chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các ngành, đơn vị khẩn trương triển khai kế hoạch ứng phó.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày