Trông đẹp long lanh là thế nhưng ai ngờ những loài thực vật này là "kẻ ăn thịt" chính hiệu

Ken, Theo Trí Thức Trẻ 12:28 24/12/2017
Chia sẻ

Hẳn nhiều người sẽ bị ngỡ ngàng trước cách bắt mồi vô cùng độc đáo của những loài thực vật có vẻ ngoài rực rỡ này.

Với vẻ ngoài đẹp rực rỡ và vô cùng độc đáo, nhưng ít ai ngờ rằng những loài thực vật này lại sở hữu các loại bẫy tinh vi cùng khả năng bắt mồi "nhanh như chớp".

Chính khả năng này đã khiến cho các loài thực vật trở thành những sát thủ trứ danh.

1. Cây gọng vó Drosera

Sinh sống chủ yếu ở Nam Phi, gọng vó Drosera là loài cây ăn thịt phổ biến nhất trên thế giới.

Những chiếc lá của Drosera chính là chiếc bẫy "chết chóc" bởi chúng có rất nhiều lông tuyến. Trên đầu mỗi lông tuyến này chứa chất lỏng dính trông giống như giọt nước - đặc điểm thu hút các loài côn trùng.

Trông đẹp long lanh là thế nhưng ai ngờ những loài thực vật này là kẻ ăn thịt chính hiệu - Ảnh 1.

Và khi côn trùng sa bẫy, càng kháng cự - chúng càng dễ kiệt sức và ngạt trong đống chất nhầy bao quanh. Từng chiếc lông tuyến của cây tiết ra chất tiêu hóa con mồi và tiêu diệt chúng trong 1 - 2 ngày.

2. Cây nắp ấm nhiệt đới Nepenthes

Cây nắp ấm Nepenthes có phần vỏ bên ngoài trơn như được phủ một lớp sáp và tỏa hương ngọt ngào.

Thân của Nepenthes rất đặc biệt, có thể tích lên đến 2 lít, chứa một loại siro dùng để "dìm chết" con mồi.

Trông đẹp long lanh là thế nhưng ai ngờ những loài thực vật này là kẻ ăn thịt chính hiệu - Ảnh 3.

Con mồi của Nepenthes thường là côn trùng, tuy nhiên các loài động vật lớn như chuột và thằn lằn đôi khi cũng sẽ không nằm ngoài thực đơn của chúng.

Khi con mồi bị hút vào, nó sẽ dần kiệt sức và chết đuối trong bầu tiêu hóa của cây. Và rồi, các enzym tiêu hóa của cây sẽ từ từ "hòa tan" con mồi.

3. Cây bắt mồi Dionaea muscipula

Thường xuất hiện nhiều ở Tây Nam Australia và khu vực Địa Trung Hải, cấu tạo bẫy của cây bắt ruồi Dionaea muscipula gồm có 2 chiếc lá dính với nhau ở gân lá, xung quanh viền lá có chứa những lông nhỏ giúp cho việc bắt mồi dễ dàng.

Tốc độ trung bình để bẫy sập là 0,2 giây, cây bắt mồi mất khoảng 30 giây để nhận dạng con mồi và 72 tiếng để tiêu hóa chúng.

Khả năng bắt mồi của chúng cực nhanh nhạy và đáng sợ. Khi mồi xuất hiện, chạm vào phần lông của những chiếc lá, chúng nhanh chóng khép lại và nhốt chặt con mồi ở bên trong.

4. Cây rắn hổ mang

Do lá có hình dáng một con rắn hổ mang đang thè lưỡi nên loài thực vật này được là cây rắn hổ mang. Loài cây này còn có tên gọi khác là cây nắp ấm Darlingtonia Californica, thường sinh sống ở vùng đầm lầy nơi nước lạnh chảy qua.

Khi con mồi dính bẫy, nó sẽ bị hút lên vùng đỉnh cây và tại đây, nó sẽ bị nhấn chìm trong một loại dung dịch và phân hủy bởi các vi sinh vật.

Khác với các loài cây nắp ấm khác, Darlingtonia không tiết ra chất enzym để tiêu hóa con mồi mà thay vào đó là một loại vi khuẩn cộng sinh có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

5. Cây hố bẫy Sarracenia

Cây hố bẫy (tên khoa học Sarracenia), thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày.

Ở trong "dạ dày" có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào, nó gần như không có bất cứ một cơ hội thoát thân bởi sẽ vướng vào các sợi lông dày và nhám.

Con mồi sẽ bị nhấn chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.

6. Cây cỏ bơ Butterwort

Sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á, cây cỏ bơ (butterwort) sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.

Trông đẹp long lanh là thế nhưng ai ngờ những loài thực vật này là kẻ ăn thịt chính hiệu - Ảnh 9.

Những lỗ đặc biệt trên bề mặt lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút côn trùng đi tìm nước.

Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt trong đống chất nhầy này và "tử nạn" ở đó.

Nguồn: NationalGeographic

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày