Vào tiết trời oi ả như hiện nay, chuyện chúng ta đổ mồ hôi ướt cả áo là một điều khó tránh khỏi. Các vùng dễ ra mồ hôi như vùng dưới cánh tay hoặc lưng ắt hẳn sẽ khiến chiếc áo của chúng ta thành những mảng màu sậm kém đẹp mắt.
Nhưng vì sao lại có hiện tượng là kì lạ này nhỉ? Đó có phải do chất liệu của chiếc áo mà ta đang mặc hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, Rochard Sachleben - giáo sư hóa học thuộc Công đồng Hóa học Hoa Kỳ đã cho biết, màu sắc mà mắt ta nhìn thấy sẽ còn tùy vào độ phản chiếu của ánh sáng của vật đến mắt.
Hiện tượng này được gọi là khúc xạ ánh sáng toàn phần (total internal reflection). Với mỗi màu sắc cụ thể, ánh sáng sẽ được màu sắc hấp thu và phản lại lại vào mắt chúng ta với bước sóng đặc trưng của màu đấy. Đó là lý do vì sao mắt người có thể nhận biết được rất nhiều màu sắc đến vậy.
Thế nhưng, nước lại không có tính chất phản xạ ánh sáng như vậy, vì thế mắt chúng ta nhìn thấy nước chỉ là một màu trong suốt. Ngoài ra, nếu nước dính vào quần áo, các phân tử nước sẽ "bọc" lấy các sợi vải. Cơ chế này khiến ánh sáng bị thay đổi góc độ khi phản xạ ngược lại đến mắt chúng ta.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng toàn phần (total internal reflection) giúp mắt chúng ta phân loại được các loại màu sắc khác nhau.
"Nước không có khả năng gây khúc xạ ánh sáng toàn phần, nên chúng không có màu sắc cụ thể," giáo sư Sachleben cho biết.
"Ngoài ra, khi nước dính vào áo quần, chúng sẽ làm thay đổi cấu trúc về mặt của vải, khiến góc phản xạ của tia sáng từ vật đến mắt chúng ta thay đổi."
Mỗi màu sắc sẽ có một bước sóng ánh sáng khác biệt.
Giáo sư Sachleben cũng cho biết hiện tượng này cũng thường gặp trong việc sơn đồ vật, khi một vật sẽ có màu sắc trước và sau khi sơn có sự khác biệt rõ rệt nếu chúng ta quan sát.
Tất nhiên, hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ là một trong số những nguyên nhân khiến vùng áo dính mồ hôi bị đổi màu, Sachleben cho biết: "Việc tiếp nhận sự thay đổi màu sắc của mắt chúng ta còn vụ thuộc vào loại ánh sáng gì, cường độ sáng và góc ánh sáng chiếu vào vật nữa."
Theo Livescience