Ở thời điểm hiện tại có lẽ Trần Thị Thanh Thúy đang là vận động viên thành công nhất khi xuất ngoại của thể thao Việt Nam. Gần nhất Thanh Thúy đã ghi tới 27 điểm giúp CLB PFU BlueCats đánh bại Toyota Shatai 25 để lọt vào tứ kết Cúp Thiên Hậu 2023.
Nhìn lại suốt chặng đường sự nghiệp của 4T, có thể nhận xét rằng cô là phiên bản đặc biệt nhất của bóng chuyền Việt Nam.
Trần Thị Thanh Thúy sinh năm 1997 cô gái quê gốc Hà Nam nhưng lại sinh ra và lớn lên tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Gọi cô Thanh Thúy là đặc biệt bởi gia đình cô không có ai liên quan đến thể thao, bất ngờ hơn khi mẹ của cô chỉ cao 1m58. Chế độ dinh dưỡng của "khủng long" cũng rất bình thường như bao bạn cùng trang lứa khác. Thế nhưng mọi tố chất, hình thể của Thanh Thúy dường như sinh ra để dành cho bóng chuyền.
Cơ duyên đến với bóng chuyền của cô gái này cũng thật tự nhiên. Mới 13 tuổi đang học lớp 7, Thúy đã cao tới 1,78m. Thời điểm đó khi đến dự một tiết học thể dục của Thanh Thúy ở trường học các nhà tuyển trạch của CLB Bình Điền Long An đã không thể tin vào mắt mình khi thấy một cô gái có tầm vóc như vậy. Họ hiểu rằng mình đang đứng trước một "viên ngọc thô" độc nhất vô nhị có thể tỏa sáng trong tương lai.
Thanh Thúy sở hữu chiều cao vượt trội (Ảnh: FC Trần Thị Thanh Thuý)
Trần Thị Thanh Thúy gia nhập đội trẻ của VTV Bình Điền Long An vào năm 2010. Tới năm 2014, cô trở thành thành viên của đội một. 2017 là mùa giải mà Trần Thị Thanh Thúy thi đấu đặc biệt thăng hoa. Cô trở thành nhân tố quan trọng nhất trên hành trình chinh phục thành công chức vô địch quốc gia của VTV Bình Điền Long An.
Thanh Thúy đặc biệt bởi bởi không chỉ đóng vai "máy ghi điểm" và "bức tường chắn" trong đội bóng mà còn có những cú phát bóng "thần sầu". Cũng bởi vậy người ta gọi 4T là "của hiếm" mà bóng chuyền Việt Nam khó tìm người thứ 2.
Sự nỗ lực và màn thể hiện của Thanh Thúy giúp cô lọt vào ‘mắt xanh’ của HLV Thái Thanh Tùng. Thanh Thúy bắt đầu chơi cho đội tuyển quốc gia từ năm 2014.
Thanh Thúy lên tuyển từ năm 2014 (Ảnh: FC Trần Thị Thanh Thuý)
Trần Thanh Thúy trở thành VĐV bóng chuyền Việt Nam thi đấu cho nhiều đội bóng nước ngoài nhất trong lịch sử, với 4 lần xuất ngoại thi đấu cho Bangkok Glass VC (Thái Lan), Attack Line (Đài Loan - Trung Quốc), Denso Airybees và PFU BlueCats (Nhật Bản).
Thanh Thúy với 4 lần xuất ngoại thành công (Ảnh: FC Trần Thị Thanh Thuý)
Năm 2016, Trần Thị Thanh Thúy nhận lời thi đấu cho Bangkok Glass tại lượt về giải VĐQG Thái Lan. Cô nhanh chóng trở thành trụ cột và có nhiều đóng góp vào chuỗi 7 chiến thắng cũng như chức vô địch mùa 2016/17 của CLB này.
Tháng 10/2017, Thanh Thúy chuyển sang thi đấu cho Attack Line - CLB bóng chuyền mới được thành lập của Đài Bắc Trung Hoa. Cô thi đấu tương đối nổi bật và cùng các đồng đội giành vị trí thứ 3 giải VĐQG Đài Bắc Trung Hoa 2017/18.
Năm 2019, Thanh Thúy gia nhập Denso Airybees. Denso là cái tên không mấy xa lạ với người hâm mộ bóng chuyền Việt Nam bởi CLB này từng vô địch VTV Cup 2005.
Năm 2021, Thanh Thúy một lần đến Nhật Bản. Điểm đến lần này của cô là CLB PFU Bluecats. Đặc biệt giá trị chuyển nhượng của Thanh Thúy lên tới 250.000 USD/năm (hơn 5 tỷ đồng). Đây là bản hợp đồng kỷ lục và là mơ ước với các tay đập bóng chuyền Việt Nam.
4T thậm chí còn là trụ cột của CLB tại Nhật Bản
Sau VTV Cup 2014, Thanh Thúy trở thành trụ cột của đội tuyển Việt Nam. Trong 4 lần tham dự SEA Games gần nhất, bóng chuyền nữ đạt thành tích 3 huy chương bạc (2015, 2019, 2022) và 1 huy chương đồng (2017).
Tại giải bóng chuyền vô địch châu Á 2023, đội trưởng 4T cùng bóng chuyền Việt Nam giành vị trí thứ 4 - thành tích cao nhất của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tại giải đấu cấp châu lục kể từ năm 2012.
Tiếp đó đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vô địch Cúp bóng chuyền các câu lạc bộ nữ châu Á 2023 - AVC Challenge Cup 2023, về nhì tại giải bóng chuyền nữ quốc tế Đông Nam Á - SEA V.League 2023.
Đặc biệt tại ASIAD 19, Trần Thị Thanh Thúy cùng đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã lọt vào top 4 đội xuất sắc nhất.
Thanh Thúy khẳng định mình và trở thành đội trưởng của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam
Thành tích của Thanh Thuý:
Giải bóng chuyền nữ trẻ toàn quốc 2013, 2014: VĐV triển vọng nhất
Giải bóng chuyền nữ cúp Đạm Cà Mau 2015: VĐV xuất sắc toàn diệ
Giải VĐQG: Á Quân năm 2014, Hạng 3 năm 2015 cùng CLB VTV BĐLA
VTV CUP 2014: Vô Địch
Cup bóng chuyền nữ châu Á 2014: Hạng 8
VTV CUP BÌNH ĐIỀN 2015: VĐV Trẻ Triển Vọng
VTV CUP 2015: Hạng 4
Giải VĐCA 2015: Hạng 5
SEA Games 2015: HCB
Volleyball Thailand League 2015-2016: Vô địch cùng CLB Bangkok Glass
Cup VTV BÌNH ĐIỀN 2016: Chủ Công xuất sắc nhất
VTV CUP 2016: Á quân
VTV CUP 2016: Chủ công xuất sắc nhất
Cup bóng chuyền nữ châu Á 2016: Hạng 7
Giải VĐQG 2016: Hạng 3 cùng CLB VTV BĐLA
Cup VTV9 BÌNH ĐIỀN 2017: Á quân cùng CLB VTV BĐLA
Cup VTV9 BÌNH ĐIỀN 2017: Chủ công xuất sắc nhất
Cup VTV9 BÌNH ĐIỀN 2017:VĐV Trẻ Triển Vọng
SEA Games 2019: HCB
U23 Châu Á 2017: Hạng 3
U23 Châu Á 2017: Chủ công xuất sắc nhất
Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2017:Vô địch cùng CLB VTV BĐLA
Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2017:VĐV toàn diện
VTV CUP 2018: Vô Địch
VTV CUP 2018: VDV toàn diện Giải VDQG 2018: vô địch CUP hùng vương 2019: vô địch
U23 Châu Á 2019: Hạng 3
U23 CHÂU Á 2019: Chủ công xuất sắc nhất
Cup Hoa Lư 2021: vô địch
Cup Hùng Vương 2021: vô địch
SEA Games 2022: HCB
Giải bóng chuyền VĐCA 2023: hạng 4
AVC Challenge Cup 2023: Vô địch
SEA V.League 2023: Hạng 2
ASIAD 19: hạng 4