Trần Thành Phú - chủ kho hàng lậu khủng với 40 nhân viên chốt đơn vẫn chưa có mặt để làm việc cùng cơ quan chức năng

PV, Theo Trí Thức Trẻ 20:31 15/07/2020

Qua kiểm đếm, cơ quan chức năng phát hiện trong kho hàng lậu ở Lào Cai có chứa 158.014 sản phẩm không rõ nguồn gốc và giả các nhãn hiệu lớn.

Trần Thành Phú - chủ kho hàng lậu khủng 40 nhân viên chốt đơn vẫn chưa có mặt để làm việc với cơ quan chức năng - Ảnh 1.

Công tác kiểm đếm được giám sát và đảm bảo an toàn, chính xác. Ảnh: Báo Lào Cai

Báo Lào Cai dẫn thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai cho hay, qua kiểm đếm ban đầu tại kho hàng ở số 145 Hoàng Diệu, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, cơ quan chức năng phát hiện trong kho có chứa 237 mặt hàng, với 158.014 sản phẩm và 811 mã đơn hàng đã được đóng gói chờ chuyển phát.

Ngay sau khi khám, kiểm đếm và xác minh nguồn gốc hàng hóa trong kho hàng, cơ quan chức năng đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, phương tiện liên quan để xác minh, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, chủ kho hàng lậu này vẫn chưa có mặt để làm việc với cơ quan chức năng.

Ông Đỗ Du Bắc, Quyền cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lào Cai chia sẻ trên báo Nhân dân điện tử, sau khi phân loại, kiểm đếm và ra quyết định tạm giữ hàng hóa, cơ quan chức năng, thuộc Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh sẽ tiến hành làm việc với chủ kho hàng để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trần Thành Phú - chủ kho hàng lậu khủng 40 nhân viên chốt đơn vẫn chưa có mặt để làm việc với cơ quan chức năng - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng trong kho hàng ở số 145 Hoàng Diệu. Ảnh: báo Lào Cai

Ông Nguyễn Kỳ Minh (Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường, Tổ trưởng Tổ QLTT trong thương mại điện tử) (Tổ 368), thông tin với PV báo Công Thương, để có thể niêm phong trên 158 ngàn sản phẩm, lực lượng QLTT đã thuê riêng 34 container để đưa toàn bộ số hàng hóa vào trong container và tiến hành niêm phong kẹp chì, đưa vào kho và tiến hành bảo quản, làm căn cứ để xử lý.

Theo Truyền hình Quốc hội, để kiểm đếm được gần 160.000 sản phẩm này, số tiền thuê nhân công bốc xếp, khuân vác, đóng gói lên đến 230 triệu đồng.

Phó Chánh Văn phòng Tổng cục QLTT Nguyễn Kỳ Minh chia sẻ trên báo Công Thương, đây là một trong những vụ việc tiêu biểu, có quy mô lớn mà từ trước tới nay các lực lượng chức năng như QLTT, thương mại điện tử phát hiện.

Từ cuối năm 2019, lực lượng QLTT thấy trên mạng Internet và thực tế có 1 luồng hàng hóa được vận chuyển từ Lào Cai về các thành phố lớn, thậm chí các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phía QLTT nghi ngờ đây là hàng hóa nhập lậu, hoặc không có nguồn gốc xuất xứ, và một số sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu lớn trên thế giới có đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

"Qua quá trình theo dõi, chúng tôi đặt ngay một dấu hỏi, liệu trên Lào Cai đang có mô hình kinh doanh, đưa hàng lậu vào thị trường Việt Nam hay không? Ngay sau đó, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT đã chỉ đạo một số kiểm soát viên dày dặn kinh nghiệm, tiến hành tổ chức lập chuyên án theo dõi đối tượng này.

Ngay từ thời điểm đầu, chúng tôi chưa hình dung hết được quy mô cũng như độ phức tạp của mô hình kinh doanh này. Qua 5 tháng theo dõi, đặc biệt qua dịp Covid-19, các mô hình TMĐT có cơ hội phát triển, chúng tôi mới hình dung hết quy mô của mô hình kinh doanh này. Đây là vụ việc rất phức tạp và đối tượng rất tinh vi", nguồn trên dẫn lời ông Minh.

Theo ông Minh, chủ của nhóm đối tượng này là Trần Thành Phú (28 tuổi, tại TP. Lào Cai) cùng với mắt xích của mình đã thuê trên 70 nhân viên, phân công rất rõ ràng và chuyên nghiệp hóa, để hoạt động kho hàng lậu. Nhóm hoạt động 2 năm nay và có doanh thu tương đối lớn vào những tháng nửa đầu năm 2020.

"Vì đây là bán lẻ trên Internet, mỗi tháng thu về trên 10 tỷ đồng. Số lượng sản phẩm họ tuồn vào thị trường Việt Nam trên 90-100 ngàn sản phẩm/1tháng. Lượng hàng lậu đưa vào nội địa nhờ vào mô hình kinh doanh này rất nhiều, ông Minh nói.

Trước đó, theo Tuổi trẻ online, Trần Thành Phú ký hợp đồng thuê nhà xưởng khoảng 10.000m2 với anh Nguyễn Văn Thư (34 tuổi, con nuôi bà Nguyễn Ngọc Liên, chủ nhà số 145 Hoàng Diệu), vào đầu năm 2020. Kho hàng này được canh gác cẩn mật, rào chắn kín đáo nên hàng xóm không biết bên trong là kho chứa hàng lậu.

Nguồn trên ghi nhận, Trần Thành Phú đã bắt đầu gom hàng từ Quảng Châu (Trung Quốc), "tuồn" vào Việt Nam rồi đưa về kho hàng tại số 145 Hoàng Diệu để buôn bán online từ năm 2018.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày