TP.HCM chìm trong bụi mịn, ô nhiễm không khí vượt ngưỡng báo động đỏ, chuyên gia lo lắng: Có thể gây đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư

Văn Tiên, Theo Trí Thức Trẻ 15:21 30/12/2019

Theo các chuyên gia, tình trạng bụi mịn xuất hiện trở lại vào những ngày cuối năm 2019 tại TP.HCM ngoài việc gây ra các bệnh như hen suyễn, đau ngực... về lâu dài còn gây tổn thương mô phổi, đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư. Vì vậy người dân cần trang bị kỹ lưỡng khi ra đường để giảm thiểu số lượng mắc bệnh đường hô hấp.

Đến 14h30 chiều 30/12, Hệ thống Quan trắc không khí AirVisual quốc tế ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở TP.HCM là 158 cùng cảnh báo có hại cho sức khỏe, khuyến nghị đeo mặt nạ khi ra đường.

TP.HCM chìm trong bụi mịn, ô nhiễm không khí vượt ngưỡng báo động đỏ, chuyên gia lo lắng: Có thể gây đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư - Ảnh 1.

Mức độ ô nhiễm không khí ở TP.HCM vượt ngưỡng đỏ lên tím tại một số địa phương trong ngày 30/12.

Trước đó vào khoảng 8h sáng cùng ngày, một số khu vực tại TP.HCM thậm chí còn vượt lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 206. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm tại đây đã xuất hiện trở lại từ ngày 28/12 và được dự báo mức độ ô nhiễm sẽ tiếp tục tăng lên vào những ngày tới. Điều này khiến cho người dân sinh sống tại TP.HCM vô cùng hoang mang, lo lắng.

TP.HCM chìm trong bụi mịn, ô nhiễm không khí vượt ngưỡng báo động đỏ, chuyên gia lo lắng: Có thể gây đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư - Ảnh 2.

Tòa nhà Bitexco dường như bị "biến mất" trong lớp bụi mịn.

Liên tiếp trong 3 ngày từ 28/12, không khí tại TP.HCM bị ô nhiễm nặng nề.

Theo ghi nhận của chúng tôi, bầu trời TP.HCM trong ngày 30/12 luôn trong tình trạng mờ mịt. Các tòa nhà cao tầng cũng bị che khuất bởi lớp bụi mịn.

Bác sĩ Quách Minh Phong, Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp, Trưởng đơn vị Hô hấp, Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM) cho biết, việc tình trạng bụi mịn tái xuất hiện tại TP.HCM khiến cho tình trạng bệnh nhân liên quan đến các vấn đề hô hấp đặc biệt gia tăng trong những ngày vừa qua. 

Đây cũng là điều được các cơ quan chức năng khuyến cáo từ trước khi vấn đề ô nhiễm không khí tại TP.HCM luôn ở mức báo động. Tại Hội thảo ô nhiễm không khí, mối đe dọa sức khỏe cộng đồng năm 2017 công bố lượng bụi mịn PM 2.5 trung bình mỗi năm ở TP.HCM là 28.2µg/m3, cao gấp 3 lần ngưỡng trung bình toàn cầu. 

TP.HCM chìm trong bụi mịn, ô nhiễm không khí vượt ngưỡng báo động đỏ, chuyên gia lo lắng: Có thể gây đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư - Ảnh 4.

Bác sĩ Quách Minh Phong cho biết về lâu dài bụi mịn có thể khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư gia tăng.

Bụi mịn (nhỏ hơn sợi tóc người 30-40 lần) được thải ra từ nguồn tự nhiên hoặc từ các chất ô nhiễm như quá trình đốt các nhà máy nhiệt điện, khói và mồ hóng từ cháy rừng và đốt chất thải hoặc phát thải từ các phương tiện và động cơ đốt trong. Bụi mịn có thể gây những ảnh hưởng ngắn hạn như kích ứng mắt, họng và mũi; nhịp tim không bình thường; hen suyễn; ho, đau ngực, đau họng, khó thở.

Về tác động lâu dài, bụi mịn gây các bệnh về hô hấp, viêm phế quản, hen, tràn khí và tổn thương màng phổi, thậm chí gây đau tim, đột quỵ và ung thư.

Bác sĩ Phong cho biết xét ở góc độ y tế, ô nhiễm không khí tỉ lệ thuận với bệnh ung thư phổi. Hạt bụi mịn có kích thước 10 micromet chiếm tỉ lệ từ 10 µg/m3 trong không khí sẽ làm tăng tỉ lệ ung thư lên 22%. Tỉ lệ gây ung thư sẽ tăng lên 33% nếu hạt bụi có kích thước 2.5 micromet.

Người dân ra đường cần phải trang bị khẩu trang, áo chống nắng, kính mát để hạn chế bụi mịn gây ảnh hưởng về mặt hô hấp.

"Sự thay đổi thời tiết cũng dẫn đến bệnh về đường hô hấp tăng lên, khi có bụi mịn xuất hiện càng dẫn đến nhiều loại bệnh hơn nhưng để giảm thiểu bệnh là một vấn đề nan giải. Trong khi chờ đợi việc làm trong sạch môi trường, mỗi người dân khi ra đường cần phải mang khẩu trang, đi tiêm ngừa cảm cúm, viêm phổi và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp vào mùa nắng nóng (uống nhiều nước cam, nước chanh...). Bụi mịn thì mắt thường không thể nào nhìn thấy được...", bác sĩ Phong bày tỏ. 

Do đó để bảo vệ sức khỏe khỏi bụi mịn, bác sĩ hướng dẫn cách phổ biến và dễ áp dụng nhất là luôn đeo khẩu trang chuyên dụng có khả năng lọc bụi (N95), khẩu trang than tre hoạt tính và hạn chế ra đường nếu không cần thiết.

Với trẻ con, cha mẹ cần cẩn thận bảo vệ sức khoẻ con mình vì rất dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng yếu.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được tại TP.HCM trong ngày 30/12 khi tình trạng bụi mịn xuất hiện che phủ toàn bộ thành phố.

TP.HCM chìm trong bụi mịn, ô nhiễm không khí vượt ngưỡng báo động đỏ, chuyên gia lo lắng: Có thể gây đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư - Ảnh 6.

Cầu Bình Triệu trưa ngày 30/12.

TP.HCM chìm trong bụi mịn, ô nhiễm không khí vượt ngưỡng báo động đỏ, chuyên gia lo lắng: Có thể gây đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư - Ảnh 7.

Tòa Landmark 81 nhìn từ hướng cầu Bình Lợi - quận Bình Thạnh.

Quận 1 và quận 2 mức độ ô nhiễm không khí cũng vượt ngưỡng báo động đỏ, nguy hại cho sức khỏe người dân.

Bụi mịn xung quanh cầu Bình Lợi và Trung tâm thương mại trên đường Phạm Văn Đồng.

TP.HCM chìm trong bụi mịn, ô nhiễm không khí vượt ngưỡng báo động đỏ, chuyên gia lo lắng: Có thể gây đột quỵ và tăng tỷ lệ ung thư - Ảnh 10.

Đường Phạm Văn Đồng trưa ngày 30/12.

Bầu trời xung quanh tòa nhà cao nhất Việt Nam luôn bị bao phủ bởi bụi mịn dày đặc.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày