Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi "đại hồng thủy" Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ

L.T, Theo Pháp luật và bạn đọc 04:27 02/05/2021
Chia sẻ

Suốt 1 tuần qua, mọi hoạt động tại quốc gia 1,3 tỷ dân này đã bị ngưng trệ hoàn toàn, nhường chỗ cho màu xám xịt, mù mịt khói của những giàn hỏa thiêu ngoài trời.

Đã 1 tuần trôi qua kể từ khi cơn "đại hồng thủy" Covid-19 vô cùng khủng khiếp ập đến Ấn Độ, nhấn chìm hệ thống y tế, cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người trong vài ngày ngắn ngủi vì thiếu thiết bị hỗ trợ y tế, thiếu oxy và cả thuốc men. Ở khắp các thành phố lớn nơi có số lượng người nhiễm Covid-19 cao, tiếng còi xe cứu thương gầm rú cả ngày xen lẫn tiếng khóc thương ai oán của những người mất đi người thân vì dịch bệnh, tiếng người ta gào lên thảm thiết cầu xin giường bệnh, bình oxy và đâu đó là tiếng thở thoi thóp của những bệnh nhân chỉ còn biết trông chờ vào phép màu để rồi gục chết ngay trên cáng bệnh viện, trên xe ba gác và ngay ở cổng bệnh viện.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 1.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 2.

Các lò hỏa táng hoạt động hết công suất, rực lửa cả ngày lẫn đêm mà vẫn không thể xử lý hết số thi thể người chết "xếp hàng" đợi bên ngoài. Mọi hoạt động tại quốc gia 1,3 tỷ dân này đã bị ngưng trệ hoàn toàn, nhường chỗ cho màu xám xịt, mù mịt khói của những giàn hỏa thiêu ngoài trời. Những làn khói xuất phát từ những giàn thiêu ngay bên ngoài khu đậu xe, thậm chí là ở bất cứ bãi trống nào hoặc ngay cả bên vỉa hè, còn khiến người ta cay mắt hơn. Thiếu củi để hỏa thiêu người chết, các nhà chức trách thậm chí còn phải cho phép chặt cây trong công viên để xử lý thi thể chết vì Covid-19.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 3.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 4.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 5.

Ngày 23/4, Ấn Độ ghi nhận 332.730 ca nhiễm mới, tự xô đổ kỷ lục do chính họ thiết lập vào 1 ngày trước đó với 314.835 ca nhiễm. Số ca tử vong sau 24 giờ cũng đã tăng lên mức kỷ lục 2.263 ca. Giới chức trên khắp vùng Đông và Tây Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, cảnh báo phần lớn bệnh viện đã quá tải và đang cạn dần oxy y tế để cấp cứu cho những bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Từ ngày hôm đó, số lượng ca nhiễm mới cứ tăng lên không hề có dấu hiệu giảm, số người tử vong cũng tăng lên chóng mặt vì nguồn oxy đã cạn kiệt. Người phát ngôn của chính phủ Delhi hôm 24/4 cho biết: “Do sự gia tăng theo cấp số nhân của các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Delhi, tất cả các bệnh viện đều quá tải. Tại Bệnh viện GTB, xe cứu thương vẫn liên tục ra vào dù không còn giường bệnh. Mặc dù vậy, chính phủ đang cố gắng hết sức để tất cả bệnh nhân được điều trị tại cơ sở này hay cơ sở khác".

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 6.

Đến ngày 30/4, sau 1 tuần gồng mình chống chọi, Ấn Độ lại ghi nhận thêm cột mốc đáng buồn khi số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày vượt 400.000 ca. Giới chức Ấn Độ đã báo cáo 408.331 ca mắc mới trong 24 giờ, đánh dấu thêm một mức tăng kỷ lục nữa về số ca mắc trong một ngày, nâng tổng ca mắc Covid-19 ở nước này lên hơn 19,1 triệu ca, trong đó số người thiệt mạng vì dịch là hơn 211 nghìn người. Ngày 30/4 là ngày thứ 10 liên tiếp ca mắc mới ở Ấn Độ cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Các nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu chống dịch đã cạn kiệt cả về thể lực và trí lực, họ không có thời gian để nghỉ ngơi. Dipshikha Ghosh, một bác sĩ viết trên Twitter cá nhân: "Làm ơn hãy đeo khẩu trang. Tôi không biết những người khác ra sao nhưng tôi đang kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần với ca nhiễm mới liên tục tăng lên và số người chết nhiều hơn. Nếu bạn vẫn không quan tâm, vui lòng đến đơn vị điều trị Covid-19 của chúng tôi, bạn sẽ thấy rõ".

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 7.

Syed Faizan Ahmad, một bác sĩ khác ở Ấn Độ cho biết trên Twitter: "Không có đủ giường bệnh, các gia đình đang phải đi hỏa táng người thân của họ. Mọi người đang chết dần".

Bác sĩ Manisha Jadhav, 51 tuổi, Giám đốc y tế Bệnh viện Lao Sewri mới đây đã qua đời vì Covid-19. Trước khi ra đi, bà đã đăng tải dòng trạng thái cuối cùng trên mạng xã hội với nội dung: "Có thể là buổi sáng cuối cùng của tôi. Tôi không thể gặp các bạn được nữa. Hãy chăm sóc cho bản thân mình".

Theo báo cáo của Hiệp hội Y khoa Ấn Độ, có tới 18.000 bác sĩ đã mắc Covid-19 ở bang Maharashtra, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cả nước, và 168 người đã tử vong. Trong khi các y bác sĩ đang đuối dần thì số người chết vì Covid-19 vẫn không ngừng gia tăng.

Thế rồi, khi đã không thể nương nhờ vào hệ thống y tế, người dân Ấn Độ buộc phải tìm cách điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà. Nhiều người đã tìm đến thị trường chợ đen, nơi giá của các loại thuốc thiết yếu, bình oxy và máy thở đã tăng "chóng mặt" . Họ phải mua thuốc, mua oxy với giá "cắt cổ", có người chấp nhận tán gia bại sản để cứu người thân nhưng chẳng ai dám đảm bảo thứ thuốc mà họ cầm trên tay là hàng thật.

Trên mạng xã hội và truyền thông xuất hiện tràn lan những hình ảnh các bệnh nhân mắc Covid-19 thoi thóp thở bên ngoài cổng bệnh viện , người thân chạy đôn chạy đáo lo tìm nguồn oxy hoặc đang gào khóc trên đường phố khi người thân yêu của mình qua đời trong lúc chờ được chữa trị. Hoặc đáng buồn hơn là hình ảnh xác người chết vì Covid-19 nằm la liệt dưới đất vì quá nhiều không xử lý kịp.

Thế rồi, những hình ảnh con cái, chồng/vợ, vác thi thể người chết trên vai, đèo trên xe đạp, xe máy tìm nơi hỏa táng khiến ai trông thấy cũng đau đến xé lòng.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 8.

Hôm 26/4, trên mạng xã hội Twitter xuất hiện một đoạn video gây sốc và ám ảnh cộng đồng mạng vì cảnh tượng quá thương tâm ở lò hỏa táng Shubhashnagar, thủ đô New Delhi. Đoạn video ngắn cho thấy hàng loạt xác chết đặt nằm trên cáng. Mỗi thi thể được đắp tạm bằng những chiếc chăn, dây thừng buộc chặt vào cáng để chờ được mang vào lò thiêu. Cảnh tượng này gây khiếp đảm cho nhiều người nhưng cũng được xem là hồi chuông cảnh báo cho tất cả người dân trên toàn thế giới, rằng Covid-19 vẫn đang hiện hữu ở bất kỳ đâu và nó có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người nếu chủ quan.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 9.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 10.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 11.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 12.

Khi thế giới chưa hết bàng hoàng vì cảnh tượng đang diễn ra ở Ấn Độ thì các quan chức đất nước tỷ dân lại gây sốc khi thông báo vẫn tổ chức lễ hành hương Amarnath với sự tham gia của 600.000 tín đồ đạo Hindu. Khi mà Covid-19 đang "đánh gục" hệ thống y tế và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, đây thực sự là một tin sốc.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 13.

Các nhà chức trách Kashmir cho biết, sự kiện hành hương về ngôi đền thiêng trong hang động Amarnath sẽ diễn ra theo lịch trình, từ ngày 28/6 đến 22/8. Họ đã chuẩn bị 2 khu trại - một tại Baltal và một tại Chandanwari - làm chỗ nghỉ ngơi cho những tín đồ đi bộ.

Người ta cho rằng lễ hội Kumbh Mela diễn ra trên sông Hằng hồi giữa tháng 4 có thể là một trong các nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 bất ngờ tăng cao kỷ lục những ngày gần đây. Bởi những hình ảnh trên truyền thông và mạng xã hội cho thấy đám đông tham gia nghi lễ tắm cùng nhau ở sông Hằng, không tuân thủ giãn cách xã hội cũng chẳng có khẩu trang bảo vệ, thậm chí người ta còn cởi trần cùng nhau vẫy vùng dưới dòng nước thánh gột rửa tội lỗi và cứu rỗi linh hồn...

Chỉ một vài câu từ vậy thôi không đủ để diễn tả hết nỗi đau đớn tột cùng của người dân Ấn Độ trong một tuần thảm họa vừa qua nhưng cũng đủ để người ta hình dung ra phần nào không khí tang thương bao trùm quốc gia Nam Á này và không khỏi rùng mình sợ hãi, lấy đó làm bài học. Chừng nào Covid-19 chưa bị xóa sổ khỏi Trái đất, chừng đó người ta còn phải lo!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày