Giao thông tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ hôm 4/11 đã thông thoáng bất ngờ sau khi giới chức cấm một nửa lượng xe hơi cá nhân hoạt động, nhằm đối phó với tình trạng khói mù ngột ngạt bủa vây thành phố này hơn một tuần qua.
Trong bối cảnh các thành phố ở Đông Nam Á, trong đó có Hà Nội, liên tiếp chiếm giữ kỷ lục buồn "ô nhiễm không khí nhất hành tinh", thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nổi lên như một điểm sáng nhờ cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, cái giá mà Trung Quốc phải trả để có được chút thành tựu đó không hề rẻ.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) Agus Wibowo, cho biết đã có tổng cộng 919.516 người tại nước này bị viêm đường hô hấp cấp tính (ISPA) do bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng và cháy than bùn.
Ngày 20/9, tình trạng khói mù do cháy rừng trên đảo Sumatra và phần đảo Borneo bên phía Indonesia vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia láng giềng Malaysia khi có hơn 2.600 trường học phải đóng cửa, gây ảnh hưởng tới hàng triệu học sinh.
Bộ trưởng Môi trường Indonesia Siti Nurbaya Bakar ngày 13/9 cho biết một số vụ cháy rừng ở nước này bùng lên khởi điểm tại vùng đất do các công ty của Malaysia sử dụng.
Người đứng đầu Sở Y tế tỉnh Riau trên đảo Sumatra của Indonesia, bà Mimi Nazir ngày 12/9 cho biết 39.277 người dân đã gặp vấn đề về hô hấp do tình trạng khói mù gia tăng vì cháy rừng ở tỉnh này.
Theo hãng thông tấn nhà nước Antara của Indonesia, hàng nghìn người dân nước này đã cầu mưa ở các thị trấn đang chìm trong khói mù do các đám cháy rừng dữ dội trên đảo Sumatra và Borneo trong hơn một tháng qua do đang trong thời gian đỉnh điểm của mùa khô.
Ngày 2/4, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã thăm một số vùng phía Bắc nước này để đánh giá tình hình ô nhiễm không khí, trong đó có Chiang Mai và Chiang Rai.