eSIM là gì?
eSIM (Embedded SIM) là loại SIM được hàn vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng như thẻ SIM thông thường. eSIM thường có chiều dài và chiều rộng dưới 5mm. eSIM hỗ trợ liên lạc M2M (Machine to Machine) với chuẩn Remote Provisioning.
Remote Provisioning bên trong chuẩn eSIM mang đến trải nghiệm tốt hơn khi kích hoạt và quản lý điện thoại. Trong quá trình cài đặt, người dùng có thể chọn nhà mạng và gói cước mình muốn.
Ở Triển lãm Thế giới di động 2018, ông Thomas Henze, Giám đốc Chương trình eSIM của hãng viễn thông Deutsche Telekom, đã trình diễn kích hoạt điện thoại bằng cách quét qua một mã nằm trong lá thư gửi từ nhà mạng.
eSIM là loại SIM được hàn vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng như thẻ SIM thông thường. Trong ảnh là chip eSIM sẽ được hàn vào bảng mạch (nguồn: androidauthority.com).
Khi du lịch, về mặt lý thuyết điện thoại của bạn sẽ biết vị trí địa lý đã thay đổi và cung cấp một số điện thoại cũng như gói cước của nhà mạng địa phương. Một lợi ích khác được thảo luận đó là eSIM bảo đảm thiết bị tương lai có giá thành sản xuất rẻ hơn.
Nói một cách đơn giản, nếu điện thoại hỗ trợ eSIM, bạn sẽ không cần cắm thẻ SIM vào máy để sử dụng dịch vụ của nhà mạng nữa, và có thể kết cấu của điện thoại sẽ được tối ưu.
eSIM hiện có iPhone và các điện thoại nào hỗ trợ?
eSIM được biết đến từ năm 2017 sau khi Google ra mắt Google Pixel 2 và Pixel 2 XL. Sau đó đến năm ngoái 2018, Apple công bố các mẫu điện thoại mới là iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR đều hỗ trợ eSIM bên cạnh SIM vật lý truyền thống.
Bên cạnh iPhone thì Apple cũng đã đưa eSIM vào các mẫu iPad Pro và Apple Watch mới nhất. Trong khi đó trong các thiết bị Samsung thì các mẫu đồng hồ như Gear S2 và Gear S3 cũng đã hỗ trợ eSIM.
Nhìn chung hiện tại đầu năm 2019 chưa có nhiều thiết bị hỗ trợ eSIM, nhưng dự báo từ nay đến cuối năm các thiết bị ra mắt mới phần nhiều sẽ hỗ trợ eSIM.
(Tổng hợp)