Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao?

Văn Tiên, Theo Trí Thức Trẻ 09:43 21/02/2017
Chia sẻ

Có những con đường dài mấy cây số, hay kẹt xe nhưng không hề có nhà vệ sinh công cộng. Còn những nhà vệ sinh công cộng được bố trí thì đa số lại quá dơ bẩn khiến chị em nghĩ thôi đã thấy "rùng mình".

Phạt tiểu bậy ngoài đường là việc được nhiều người đồng tình tuy nhiên cũng có không ít băn khoăn khi hiện nay tìm nhà vệ sinh công cộng không phải dễ dàng gì. Và đau đầu hơn nữa là nhà vệ sinh công cộng lại quá dơ bẩn, xuống cấp khiến nhiều người "rùng mình" khi nghĩ đến.

Không dám dùng nhà vệ sinh công cộng vì quá bẩn

Tại TP.HCM, một số tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng Tám, giao lộ Nguyễn Trung Trực - Nguyễn Du, Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng… đều có nhà vệ sinh công cộng di động làm bằng vật liệu composite. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi không gian của những nhà vệ sinh này rất chật chội, gây khó khăn khi sử dụng, nhiều nhà vệ sinh thiếu nước dội, mùi khai bốc lên nồng nặc mỗi khi mở cửa.

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 1.

Nhà vệ sinh công cộng đầy nước, giấy vệ sinh vứt lung tung, các vòi nước bị hư hỏng nặng tại đường Nguyễn Hữu Cảnh

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 2.

Các nhà vệ sinh trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.1 đã xuống cấp nghiêm trọng, giỏ đựng giấy vệ sinh không có nắp đậy nhìn rất dơ bẩn

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 3.

Nhà vệ sinh tại đường Nguyễn Thị Minh Khai luôn trong tình trạng be bét nước, giỏ rác không có túi ni-lông bao bên ngoài rất mất vệ sinh

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 4.

Nhiều nhà vệ sinh công cộng không có nước sử dụng, đồ đạc cũ kỹ, xuống cấp

Mặc dù mỗi lượt sử dụng nhà vệ sinh, người dùng phải trả 3.000 đồng nhưng nhà vệ sinh lại không đảm bảo chất lượng, không có giấy vệ sinh, các thiết bị cũ kỹ, giỏ đựng rác không nắp đậy, nhếch nhác…

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 5.

Nhiều nhà vệ sinh không có nước dội, để sọt rác không đậy nắp nhìn rất dơ bẩn, khiến chị em phụ nữ không dám bước vô

Nhiều chị em phụ nữ sau khi sử dụng nhà VSCC đã không dám quay lại lần hai. "Có lần tôi vô nhà vệ sinh gần bệnh viện Từ Dũ, nhìn đống giấy vệ sinh bỏ trong sọt rác là muốn nôn mửa, tôi vội quay ra chứ không dám đi, dù lúc đó đã chịu hết nổi", chị Nguyệt (Q.3) kể lại.

Còn cô Phùng Ngọc Minh (54 tuổi, bán vé số) thì cho biết: "Mỗi lần đi bán tôi khát khô cổ cũng chỉ dám nhấp ngụm nước chứ không dám uống nhiều. Không phải là tui tiếc 3 ngàn đồng mà vì nhà vệ sinh quá bẩn thỉu. Tui sống ở quê nhưng cũng không chịu nổi".

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 6.

Bà Bảy chấp nhận sử dụng nhà vệ sinh xuống cấp vì không còn cách nào khác

Bên cạnh đó, các điểm đặt nhà VSCC lại không có giữ xe cho người dân khiến nhiều chị em quan ngại: "Tôi thà nhịn tiểu chứ còn hơn mất xe. Phụ nữ đi vệ sinh đã lâu, lại không ai trông xe giúp thì sao mà an tâm đi cho được. Đi vệ sinh chúng tôi phải trả tiền chứ có miễn phí đâu", chị Nguyệt thẳng thắn nói.

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 7.

Việc có rất nhiều nhà VSCC đặt bảng cảnh báo coi chừng mất xe, thái độ nhân viên phục vụ kém cũng khiến các nhà VSCC không những thiếu mà còn không mang lại hiệu quả.

Đỏ mắt tìm không có nhà vệ sinh

Tại nội đô có thể tìm thấy nhà vệ sinh tuy nhiên dọc các tuyến đường quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội, Phạm Văn Đồng… không thấy bất kì bóng dáng một nhà VSCC nào dù dài hơn 10km. Đặc biệt, vào giờ cao điểm, các tuyến đường này thường xuyên kẹt xe, phương tiện di chuyển từng chút một cũng khiến cho chị em nhiều phen "tá hỏa" tìm chỗ đi vệ sinh.

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 8.

Rất ít chị em phụ nữ tìm thấy nhà vệ sinh công cộng khi lưu thông trên đường

Chị Nguyễn Thị Vân Anh (ngụ quận Thủ Đức, nhân viên văn phòng) cho biết: "Từ nhà đến chỗ làm tận 10km, mà trên xa lộ Hà Nội không thấy một nhà VSCC nào, nhiều lúc kẹt xe, không chịu nổi để về nhà, chị phải rẽ vô đường khác để tìm quán nước mà xin đi nhờ, rất bất tiện".

Không phải chỉ riêng chị Vân Anh mà rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng rơi vào tình trạng "dở khóc, dở cười" khi đi trên đường. Chị Tuyết Nhung chia sẻ: "Đi vệ sinh ngoài đường khổ lắm em ơi, đàn ông người ta đi còn dễ, họ vào quán cafe hay tìm chỗ kín là xử lý được. Chứ mình là phụ nữ, ai mà vô quán nước xin đi nhờ… Nhiều hôm chạy xe vừa đến nơi là quăng hết đồ đạc để giải quyết".

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 9.

Những nhà vệ sinh công cộng chủ yếu phục vụ nam giới bởi chất lượng nhà vệ sinh khiến chị em phụ nữ không hài lòng

Làm nghề lái xe du lịch, anh Nguyễn Văn Tài (ngụ quận 9) cho biết đã gặp rất nhiều trường hợp chị em phụ nữ phải "xử lý" ngay tại xe. Anh nhớ lại: "Cách đây 2 tháng, tôi có chở một đoàn khách đi trên quốc lộ 1, hướng về Trảng Bàng (Tây Ninh) nhưng bị kẹt xe đoạn ngã tư Bình Phước. Chờ hơn 1 tiếng vẫn chưa thoát khỏi đám kẹt xe, có 2 người trên xe chịu không nổi liền xin túi ni-lon để xử lý. Chạy xe này riết rồi quen, việc này có nhịn được đâu".

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 10.

Nhiều nhà vệ sinh công cộng bố trí khuất sau vỉa hè, muốn đi vệ sinh phải vòng xe ngược lại hoặc leo lên vỉa hè rất bất tiện

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 11.

Nhà vệ sinh công cộng đã hiếm, nhiều nhà vệ sinh chủ yếu phục vụ cho việc buôn bán

Tại trung tâm TP.HCM, có rất ít mô hình nhà VSCC sạch sẽ, miễn phí như nhà vệ sinh tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên 23/9, Tao Đàn…

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 12.

Nhà vệ sinh tại công viên 23/9 được đánh giá là có chất lượng tốt, nhiều người dân buôn bán, đi lại xung quanh khu vực này đều đến để sử dụng

Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao? - Ảnh 13.

Một phụ nữ buôn bán tại công viên 23/9 chia sẻ: "Ở đây nhà vệ sinh rất sạch sẽ, lại miễn phí nữa, nếu không có nó thì chị em buôn bán tụi tui biết kiếm chỗ nào để giải quyết. Chỉ mong có thêm nhiều nhà vệ sinh như thế này nữa để chị em phụ nữ được nhờ".

Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/2/2017, tăng mức phạt tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định lên từ 1 đến 3 triệu đồng. Đến nay, tại TP.HCM và Hà Nội đã có 3 người vi phạm đầu tiên bị bắt quả tang và bị lập biên bản xử phạt.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày