Tiếng cãi vã từ chiếc ô tô khiến người qua đường giật mình, khi người trong xe bước ra, ai nấy đều im lặng!

Thanh Hương, Theo Phụ nữ số 18:59 21/11/2024
Chia sẻ

Dân mạng đã chia làm 2 luồng tranh cãi trước vụ việc.

Cha mẹ như thế nào mới được coi là cha mẹ đạt chuẩn? Trong cuộc chạy tiếp sức mang tên giáo dục, ngày càng nhiều bậc cha mẹ cảm thấy kiệt sức. Tuy nhiên, họ dường như rất "ăn ý" trong việc che giấu sự sụp đổ và mất kiểm soát này, cho đến khi một đoạn video lan truyền trên mạng mới đây, gây chấn động dư luận và trở thành nơi để các bậc cha mẹ trẻ trút bầu tâm sự.

Tại Chiết Giang (Trung Quốc), một người mẹ trẻ vô tình bị quay lại trong một đoạn video. Qua những hình ảnh được ghi lại, chị mất kiểm soát, liên tục hét lớn: "Xuống xe!" Ban đầu, mọi người tưởng đây là một vụ cãi vã vợ chồng. Tuy nhiên, khi chị quăng mạnh chiếc cặp sách xuống đất, người ta mới hiểu rằng đây là một trường hợp cha mẹ sụp đổ vì áp lực giáo dục.

Đối diện với sự tức giận và mất kiểm soát của người mẹ, đứa trẻ tỏ ra bất lực, sợ hãi, co rúm trên ghế không dám xuống xe. Nhưng người mẹ không nhượng bộ. Sau khi ném chiếc cặp xuống, chị cũng đẩy đứa trẻ ra khỏi xe rồi phóng xe bỏ đi.

Cảnh tượng đó khiến nhiều người qua đường chết lặng.

Tiếng cãi vã từ chiếc ô tô khiến người qua đường giật mình, khi người trong xe bước ra, ai nấy đều im lặng!- Ảnh 1.

Ảnh cắt từ clip

Sau khi video lan truyền, các ý kiến trong phần bình luận chia thành hai luồng rõ rệt. Nhiều sinh viên đại học lên án sự nhẫn tâm của người mẹ. Họ cho rằng dù có tức giận đến mấy cũng không nên bỏ một đứa trẻ nhỏ như vậy ở ngoài đường. Lỡ có chuyện gì nguy hiểm xảy ra, bi kịch sẽ ập đến với cả gia đình. Những sinh viên từng có kinh nghiệm làm gia sư còn phê phán gay gắt hơn. Họ nhận xét rằng các bậc cha mẹ trẻ ngày nay, dù được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại và kỳ vọng sẽ trưởng thành, kiềm chế cảm xúc tốt hơn, nhưng thực tế còn tệ hơn thế hệ trước. 

Nhiều cha mẹ thậm chí mất kiểm soát, đánh mắng con ngay cả khi gia sư có mặt. 

Trái ngược với những lời chỉ trích này là sự đồng cảm sâu sắc từ các bậc cha mẹ đã có con. Họ không những không trách người mẹ trẻ mà còn thấu hiểu sự sụp đổ và mất kiểm soát đó. Trong mắt họ, chỉ những cha mẹ thực sự quan tâm đến việc giáo dục con cái mới dễ bị dồn nén đến mức bùng nổ cảm xúc.

Câu chuyện của người mẹ trẻ khiến nhiều người xót xa, đồng thời cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các bậc cha mẹ: Phương pháp giáo dục nào mới là đúng đắn? Và làm thế nào để trở thành "người thầy đầu tiên" đủ chuẩn mực của con cái? 

Dưới đây là hai điểm mấu chốt mà các bậc cha mẹ nên ghi nhớ:

Thứ nhất, mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc lập, dù chúng có nổi loạn hay cá tính đến đâu

Thói quen, tính cách và tư duy của mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau. Giáo dục cần dựa vào đặc điểm riêng của từng cá nhân, và việc áp dụng rập khuôn phương pháp dạy dỗ sẽ khó đạt hiệu quả. 

Thứ hai, dù cha mẹ cảm thấy áp lực hay bất lực đến mức nào, cũng nên cố gắng kiềm chế không để lộ sự mất kiểm soát trước mặt con

Những cơn nóng giận có thể giúp cha mẹ đạt được mục tiêu tức thời, nhưng đó không phải cách giáo dục tốt nhất. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy thường có khiếm khuyết về tính cách. Chúng có thể tiếp tục mô phỏng cách giáo dục của cha mẹ và trở thành những người thiếu ổn định cảm xúc, hoặc trở nên tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện chính mình và không dám đấu tranh cho quyền lợi của bản thân.

Trong cuộc đua giáo dục, cha mẹ khó tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên, một điều không thể bỏ qua là không chỉ cần quan tâm đến thành tích và hành vi bên ngoài của con, cha mẹ còn cần chú ý đến thế giới nội tâm và nhu cầu trưởng thành của trẻ. Ít đi những tiếng quát mắng, thay vào đó là những cuộc trò chuyện bình tĩnh và nhẹ nhàng, sẽ giúp giải quyết vấn đề tốt hơn. Việc tiếp cận giáo dục với tư tưởng "đối đầu" chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày