"Tiến thoái lưỡng nan" khi ly hôn giữa dịch Covid-19: Chia tay rồi vẫn phải ở chung nhà vì phong tỏa, vì con và vì tiền

Đại Lâm Mộc, Theo Pháp luật & Bạn đọc 03:12 02/10/2021
Chia sẻ

Với sự bất cập của những ngày bị phong tỏa, một số cặp vợ chồng vẫn phải sống cùng một mái nhà dù đã ly thân hoặc ly hôn.

Sau 12 năm chung sống với chồng, Lisa đã quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Thế nhưng cô chẳng có nơi nào để đi khi cả Melbourne, Úc đang trong tình trạng phong tỏa. Thế nên Lisa phải dọn sang phòng của con gái. "Nhà chúng tôi không quá to lớn nhưng đủ rộng để nếu một người ở phòng này thì người còn lại có thể ở phòng kia. Vẫn có đủ khoảng cách cho chúng tôi", Lisa chia sẻ.

Trước khi đại dịch Covid-19 làm xáo trộn mọi thứ, Lisa và chồng đã có ý định ly thân và đã tham gia tư vấn hôn nhân. Nhưng trong giai đoạn lockdown, thật khó để tư vấn online như thế.

Cuối cùng, ở lần lockdown đầu tiên vào tháng 3/2020, cô và chồng đã đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng giữa những bất ổn của đại dịch, họ không muốn làm xáo trộn tâm lý của các con đang ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Vậy là là cả chia tay nhưng vẫn sống cùng nhau dưới một mái nhà.

Tiến thoái lưỡng nan khi ly hôn giữa dịch Covid-19: Chia tay rồi vẫn phải ở chung nhà vì phong tỏa, vì con và vì tiền - Ảnh 1.

Luật sư ly hôn Cassandra Kalpaxis ở Sydney nói rằng, cô gặp rất nhiều câu hỏi về việc này từ khi đất nước bước vào giai đoạn phong tỏa. "Chắc chắn có nhiều sự lộn xộn, hỗn độn khi các cặp đôi đã chia tay mà vẫn phải sống cùng nhau như thế", Kalpaxis chia sẻ.

Arabella Feltham - người chuyên tư vấn cho những vụ ly thân cho tổ chức Separation Guide online resource - cũng gặp trải nghiệm tương tự: "Số người nhờ tư vấn về việc này với tôi tăng lên rõ rệt. Họ đã tìm hiểu nhiều và hỏi tôi rằng liệu đây có phải là sự lựa chọn khả thi giúp giảm sự khó khăn và giữ mọi thứ thân mật hơn không. Những gì mọi người đang cố gắng làm là giữ cho bọn trẻ không bị ảnh hưởng hết mức có thể, giữ chúng trong tổ ấm quen thuộc".

Với sự giúp đỡ của chuyên viên tâm lý, Lisa và chồng cũ đã có kế hoạch cùng làm cha mẹ. "Chúng tôi đã làm được, dù đã chia tay nhưng vẫn ở cùng nhà. Chúng tôi đã thỏa thuận với lũ trẻ rồi. Ví dụ như nếu đó không phải là đêm tôi dành cho con thì tôi sẽ ra ngoài lúc 7 giờ tối, khi các con đã đi ngủ và nhiệm vụ trông con là của bố bọn trẻ. Tôi chỉ có việc ra khỏi nhà thôi. Đó là những gì chúng tôi đã làm", Lisa chia sẻ.

Tiến thoái lưỡng nan khi ly hôn giữa dịch Covid-19: Chia tay rồi vẫn phải ở chung nhà vì phong tỏa, vì con và vì tiền - Ảnh 2.

Cô cũng nói thêm: "Giữa chúng tôi có rất nhiều sự tránh né… thường là im lặng, ngoài những thứ liên quan đến bọn trẻ. Khi cần có một cuộc trò chuyện, chúng tôi sẽ trao đổi, không thì nó chỉ như những con tàu lặng lẽ đi trong đêm".

Ở vai trò tư vấn của Feltham, cô vẫn lắng nghe và đưa ra lời khuyên khi nào thì chuyện chia tay và vẫn ở cùng nhau là khả thi, khi nào không hợp lý. Nick Tebbey - Giám đốc điều hành quốc gia của Relationships Australia - nói rằng, mặc dù dọn ra ngoài trong tình trạng lockdown là "có thể" nhưng ở vài nơi lại rất khó, "bởi vì sự hạn chế hoạt động của các công ty bất động sản và vài lí do khác. Tôi nghĩ có lẽ điều đó đã khiến một số người nghĩ rằng "có lẽ chúng ta có thể thương lượng để ly thân nhưng vẫn ở dưới một mái nhà"".

Jack Whelan - người cũng làm việc cho tổ chức Separation Guide - nói thêm rằng giá bất động sản tăng vọt cũng gây áp lực lên việc các cặp vợ chồng ly thân, ly hôn trong thời gian phong tỏa khắp nơi. Những hạn chế khiến các lựa chọn như chuyển đến ở cùng gia đình dù hợp lý nhưng trở nên khó tiếp cận. Tuy nhiên, ông nói rằng, việc ở cùng nhau như thế chỉ "tốt nếu đó là thỏa thuận ngắn hạn".

Sau khoảng 6 tháng, Lisa và chồng cũ đã tìm được nơi ở riêng biệt chỉ trong một thời gian ngắn sau khi các hạn chế đi lại được nới lỏng. "Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu không có Covid-19, bởi vì bạn không bị gò bó. Tôi nghĩ dịch bệnh đã làm mất đi nhiều sự hỗ trợ tự nhiên mà bạn sẽ nhận được từ bạn bè và gia đình", Lisa nói.

Đối với các cặp đôi khác, việc phong tỏa có thể gây cản trở hoàn toàn cho những cuộc thảo luận về việc chia tay. "Khó khăn thậm chí còn là quyết định nói về chuyện ly thân với vợ/chồng của bạn. Vì vậy, một số người muốn dọn ra ở riêng nhưng lại không muốn có cuộc thảo luận đó, nhưng giờ thì cả hai lại đang phải ở cùng một ngôi nhà", Marguerite Picard - một luật sư gia đình ở Melca - phát biểu.

Tiến thoái lưỡng nan khi ly hôn giữa dịch Covid-19: Chia tay rồi vẫn phải ở chung nhà vì phong tỏa, vì con và vì tiền - Ảnh 3.

Theo dữ liệu từ Separation Guide, trong những tháng đầu tiên của 2021, yêu cầu về dịch vụ tăng 368%. Angela Harbinson - Giám đốc điều hành của tổ chức - nói: "Những gì chúng tôi đã thấy trong đại dịch, cả năm ngoái và năm nay là rất nhiều người lên kế hoạch và tìm hiểu trực tuyến nhưng đợi đến khi hết lockdown mới hành động. Năm ngoái, chúng tôi đã chứng kiến lượng booking tăng đột ngột sau khi những lệnh cấm được dỡ bỏ".

Nhưng Tebbey nói rằng dù lockdown có thể khiến những cuộc ly thân trở nên khó khăn hơn nhưng "hỗ trợ vẫn còn ở đó và trên thực tế, giờ đây thậm chí còn dễ tiếp cận hơn, nhờ vào tất cả các phương thức khác nhau bao gồm điện thoại, internet". Đối với những người chọn phương án ở cùng nhau, Kalpaxis gợi ý họ nên nói chuyện với các chuyên gia, luật sư, nhà tư vấn, nhà tâm lý học.

Với Lisa, mặc dù ở cùng chồng cũ trong thời gian này là một sự cố gắng về mặt cảm xúc nhưng cô tin rằng đây là quyết định đúng đắn vào thời điểm đó. Cô nói: "Nó tốt cho bọn trẻ. Chúng nhận được những điều tốt nhất từ bố và mẹ. Tất cả ở cùng một nhà nhưng không bị mối quan hệ tan vỡ của bố mẹ tạo ra môi trường căng thẳng. Lúc đó mọi thứ hơi vất vả nhưng bây giờ mọi thứ đã ổn. Đó là khoảng thời gian khó khăn nhưng nó chỉ ngắn thôi".

Nguồn: The Guardian

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày