Cuộc sống nhàn hạ của phụ nữ Trung Quốc xưa muôn màu muôn vẻ, đủ loại hoạt động giải trí theo tiết trời và mùa, cuộc sống tràn ngập cảm xúc và ý thơ. Song không phải người nào cũng đủ điều kiện và “rảnh rỗi” để theo đuổi những thú vui tao nhã này, mà đa phần đều là các tiểu thư đài các, hoặc ít nhất là nhàn hạ, không cần lo nghĩ cơm áo gạo tiền.
Tháng Giêng âm lịch có hai tiết khí là Lập xuân (bắt đầu mùa xuân) và Thủy vũ (mưa ẩm). Lúc này, mùa đông lạnh giá vẫn chưa kết thúc, băng tuyết vẫn còn, không khí lễ hội của Tết Nguyên đán vẫn đang tiếp diễn, người người nhà nhà còn đắm chìm trong niềm hân hoan sum vầy. Các thiếu nữ đạp trên tuyết trắng ngắm hoa mai nở rộ trong trời xuân.
Cuộc sống phụ nữ cổ đại
Tháng thứ hai của mùa xuân bao gồm hai tiết khí là Kinh trập (sâu nở) và Xuân phân (giữa xuân). Tháng này thường có mưa nhẹ, phụ nữ Trung Quốc xưa đi tìm hoa mai rụng vào ban đêm, ngắm đèn lồng và đoán câu đố.
Trong sách cổ, Tôn đại nương và Tô nhị muội cùng giải câu đố. Tôn đại nương cười nói: "Để ta làm một câu đố cho ngươi đoán: Đường Vũ có, Nghiêu Thuấn không có; Thương Chu có, Thang Vũ thì không".
Tô nhị muội nói: "Đến lượt ta, tỷ xem có đúng không: nhảy có, đi không; cao có, thấp không có; trí có, ngu không".
Tô nhị muội nói tiếp: "Bên phải có, bên trái không có; ngày mát có, ngày nóng không có".
Tôn đại nương lại nói: “Có người khóc không có người cười, có người sống nhưng không có người chết”.
Nhị muội nói tiếp: "Có người câm, nhưng không có mặt rỗ; có hòa thượng, nhưng không có đạo sĩ".
Cả hai cùng cười.
Các câu đố của các văn nhân so sánh trí thông minh, kiến thức và khả năng ứng biến của họ, và theo đuổi sự hưởng thụ tinh thần!
Tiết khí của tháng Ba là Thanh minh (trời trong sáng) và Cốc vũ (mưa rào), nhiệt độ dần tăng lên, mưa nhiều hơn. Nữ giới chơi đàn, đánh cờ vua, viết thư pháp và vẽ tranh; một ván cờ dưới tiết trời nắng xuân tháng Ba khiến người ta tĩnh tâm, tu thân dưỡng tính.
Các thiếu nữ thích nhất ra ngoài du xuân, hoặc cưỡi ngựa hoặc đi bộ, thanh xuân tràn đầy, vạn vật hồi sinh, hoa nở rộ, tâm trạng hân hoan!
Tháng Tư âm lịch có hai tiết khí là Lập hạ (bắt đầu mùa hạ) và Tiểu mãn (lũ nhỏ). Mùa hè, vạn vật sinh sôi nảy nở, các cô gái xúng xính trong quần áo đẹp lần lượt ra ngoài, có người đánh đu trong vườn, có người đi thưởng hoa. Lúc này thiếu nữ đủ loại xiêm y, tranh nhau đua sắc khoe tài.
Tháng Năm âm lịch có hai tiết khí là Mang chủng (chòm sao Thất Nữ mọc) và Hạ chí (giữa hè), là hai giai đoạn nóng nhất.
Mùa hè sắp kết thúc, nắng nóng vẫn còn tiếp diễn, ban đêm là lúc để tận hưởng gió trời mát rượi. Thiếu nữ đến hồ ngắm nhìn cá tung tăng bơi lội, vầng trăng in bóng trên mặt nước long lanh. Rừng trúc bên cạnh hồ nước đung đưa xào xạc theo làn gió, các cô gái tìm về chút thư thái sau một ngày nắng nóng đổ lửa.
Tháng 6 âm lịch có hai tiết khí là Tiểu thử (nóng nhẹ) và Đại thử (nóng oi). Thu sang, gió thu lồng lộng, sen nở đầy hồ, chèo thuyền hái sen, mang về cắm bình.
Tháng Bảy âm lịch, có hai tiết khí: Lập thu (bắt đầu mùa thu) và Xử thử (mưa ngâu). Vào mùa thu hương hoa quế càng nồng, tỳ nữ sẽ mang nhành quế đến cho giai nhân!
Tiết Khất xảo cũng được gọi là Thất tịch. Các cô gái trổ tài thêu thùa, cùng nhau đón mùa lễ hội trong năm.
Vào tháng Tám âm lịch, có hai tiết khí là Bạch lộ (nắng nhạt) và Thu phân (giữa thu). Bầu trời về đêm cuối thu là sáng nhất và thích hợp để ngắm trăng. Ngàn dặm chia sẻ vẻ đẹp mỹ miều, cùng bày tỏ nỗi niềm nhớ nhung.
Tháng Chín âm lịch có hai tiết khí là Hàn lộ (mát mẻ) và Sương giáng (sương mù xuất hiện). Vào đầu mùa đông, cuối mùa thu, sương lạnh bắt đầu giăng lối và hoa cúc nở đẹp nhất vào thời điểm này.
Tháng Mười âm lịch, có hai tiết khí là Lập đông (bắt đầu mùa đông) và Tiểu tuyết (tuyết xuất hiện). Tiết trời se lạnh, các cô gái ở nhà thêu thùa may vá, làm vật tỏ tình cho người mình thầm thương trộm nhớ.
Tháng 11 âm lịch là hai tiết khí là Đại tuyết (tuyết dày) và Đông chí (giữa đông). Cuối năm vạn vật đều thu mình dưới băng tuyết thấu xương, các thiếu nữ ngồi quanh bếp lửa hàn huyên chuyện xưa và nay, tâm sự nỗi lòng.
Tháng Mười hai âm lịch, có hai tiết khí là Tiểu hàn (rét nhẹ) và Đại hàn (rét đậm). Các cô nương nhà phú hộ và gia đình khoa bảng cùng ngâm thơ và quây quần quanh bếp pha trà, tán gẫu, thỉnh thoảng nhấp vài hơi trà ấm, má đỏ duyên dáng thẹn thùng, đắm chìm trong vui sướng!
Nguồn: QQ