Thị vệ suốt ngày ở trong cung, liệu họ có nảy sinh tình cảm với phi tần? Hoàng đế: Có muốn cũng không dám!

Trung Hạ, Theo Phụ nữ Số 17:02 23/10/2023

Triều đình phong kiến lúc bấy giờ có những nguyên tắc rõ ràng, hạn chế hết mức những trường hợp bê bối này xảy ra.

Các Hoàng đế thời phong kiến ở Trung Quốc sở hữu quyền lực tuyệt đối, nắm giữ quyền sinh sát. Thật ra, trong lòng họ luôn tồn tại nỗi bất an, sợ một ngày nào đó không thể giữ được ngai vàng. Do đó, những đội cận vệ, thị vệ ra đời để bảo đảm sự an toàn cho Thiên tử.

Thị vệ kề cận bên Hoàng đế, bản thân họ sở hữu võ công cao cường, thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Nhiều người thắc mắc thị vệ ở trong cung cả ngày, liệu họ có phải lòng phi tần của Hoàng đế không? Phi tần có nảy sinh cảm giác không nên có với những người đàn ông này không?

Trên thực tế, triều đình phong kiến lúc bấy giờ có những nguyên tắc rõ ràng, hạn chế hết mức trường hợp này xảy ra.

Thị vệ suốt ngày ở trong cung, liệu họ có nảy sinh tình cảm với phi tần? Hoàng đế: Có muốn cũng không dám! - Ảnh 1.

Sự an toàn của Hoàng đế là mối quan tâm lớn nhất của tất cả các đại thần. Do đó, lúc nào cũng có một số lượng lớn lính canh được điều động để bảo vệ sự an toàn của hoàng cung.

Lực lượng ngoài cùng bảo vệ hoàng thành là cấm quân, họ có trang bị đầy đủ nhất và được đào tạo chuyên nghiệp. Những đội cấm quân này được hưởng nhiều đãi ngộ đặc biệt, nhiệm vụ chính hàng ngày là tuần tra và ngăn chặn những người có động cơ tiếp cận hoàng cung.

Mặc dù cấm quân rất đông nhưng nhìn chung họ không tiếp cận quá gần với Hoàng đế. Ngoài cấm quân, còn có một nhóm người gọi là thị vệ, số lượng không nhiều, chủ yếu bảo vệ sự an toàn của Hoàng đế. Những người này đã nhận được sự tin tưởng của Hoàng đế, có thể tự do ra vào hoàng cung.

Việc lựa chọn thị vệ vô cùng nghiêm ngặt, họ đều là những chàng trai trẻ khỏe mạnh với dáng người cao lớn. Những người này thường xuyên ở trong cung, hậu cung lại có vô số phi tần xinh đẹp, tiếp xúc lâu ngày nảy sinh tình cảm là điều khó tránh khỏi. Hoàng đế sở hữu ba nghìn giai lệ, nhiều phi tần cả đời không nhận được ân sủng, thậm chí mặt Hoàng đế còn chưa có cơ hội nhìn thấy. Sống cô đơn như vậy, có những suy nghĩ khác cũng là chuyện dễ hiểu.

Thị vệ suốt ngày ở trong cung, liệu họ có nảy sinh tình cảm với phi tần? Hoàng đế: Có muốn cũng không dám! - Ảnh 2.

Thời nhà Thanh, việc tuyển chọn thị vệ rất nghiêm ngặt, phần lớn đều là con cháu tông thất quý tộc. Thời xưa, sai lầm của một người có thể liên lụy đến cả gia đình, những người này đương nhiên sẽ không mạo hiểm phạm lỗi với thánh thượng.

Suy cho cùng, sự giàu có của một gia tộc không phải một sớm một chiều, sau khi cân nhắc ưu nhược, phần lớn họ đều sẽ kiềm chế bản thân. Những thị vệ này đều xuất thân từ gia đình khá giả, nên phần lớn đều có năm thế bảy thiếp nên không cần phải tham sắc đẹp trong cung.

Hơn nữa, thị vệ cơ bản không được phép tiếp cận hậu cung, ngoài những trường hợp có thích khách ám sát hoặc sự kiện trọng đại nào đó. Cho dù thỉnh thoảng được tiến vào hậu cung, họ cũng chỉ lưu lại trong thời gian ngắn, cơ hội được gặp riêng phi tần càng hiếm hoi hơn.

Nếu phi tần cùng hoàng thượng đi tuần du, nhóm thị vệ này sẽ ở bên cạnh bảo vệ, đây là một trong số ít lần để đôi bên có hội gần gũi. Song để có hành vi dan díu thật sự khó như lên trời.

Thị vệ suốt ngày ở trong cung, liệu họ có nảy sinh tình cảm với phi tần? Hoàng đế: Có muốn cũng không dám! - Ảnh 3.

Như chúng ta đã biết, xung quanh phi tần có rất nhiều cung nữ và thái giám, thậm chí có người túc trực khi ngủ vào ban đêm. Nhìn bề ngoài, những cung nữ, thái giám này hầu hạ phi tần mọi lúc mọi nơi, nhưng thực tế họ cũng đóng vai trò giám sát nhất định.

Cung nữ, thái giám phần lớn không dám cấu kết với phi tần trong những chuyện phản bội Hoàng đế. Bởi vì thân là hạ nhân, địa vị thấp kém, nếu chuyện này bị bại lộ, họ nhất định sẽ chết. Dưới sự giám sát chặt chẽ như vậy, thị vệ và phi tần thậm chí còn khó gặp nhau chứ đừng nói đến chuyện dan díu.

Thị vệ suốt ngày ở trong cung, liệu họ có nảy sinh tình cảm với phi tần? Hoàng đế: Có muốn cũng không dám! - Ảnh 4.

Luật lệ thời xưa rất nghiêm khắc, một khi xảy ra loại chuyện này, xem như mang trọng tội khi quân phạm thượng, làm ô nhục hoàng tộc cũng như gia đình của chính họ, kết cục cuối cùng nhẹ thì thị vệ bị cách chức, phi tần bị đày vào lãnh cung, nặng thì chém đầu, tru di tam tộc hoặc cửu tộc. Đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc, hầu hết thị vệ và phi tần sẽ không chọn mạo hiểm.

Sống và làm mọi việc xung quanh Hoàng đế luôn cần phải thận trọng, chỉ thế mới có thể giữ được mạng sống. Dù là thị vệ hay phi tần thì cả gia đình đều bị liên lụy nên họ càng phải cẩn thận hơn.

Nguồn: Sohu