Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này

Minh Hồng, Theo Tri Thức Trẻ 18:00 26/11/2017

Có những ký hiệu và biểu tượng đã ăn sâu trong tâm trí của mọi người nhưng chúng ta lại không hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của chúng.

1. Các chất trong bộ bài tây

Trong bộ bài tây, chúng ta thường quen thuộc với 4 chất: cơ, rô, bích, tép. Quân cơ tượng trưng cho chiếc chén, rô là đồng tiền, bích là cây kiếm, tép là cây gậy.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 1.

Không ai biết lý do thực sự việc các biểu tượng này được sử dụng trên những lá bài. Các lá bài này có thể đến từ châu Âu hoặc Trung Quốc. Có thể có những biểu tượng này được đặt theo các tầng lớp trong xã hội: các quý tộc (cây gỗ), giáo sĩ (chiếc chén), các thương gia (tiền xu), và quân đội (kiếm).

2. Đầu lâu xương chéo

Đầu lâu (đôi khi có xương chéo) không chỉ là một biểu tượng của cái chết, mà còn là biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng và sự hồi sinh vì xương không bị phân hủy khi một người chết đi. Đó là lý do tại sao ở châu Âu dấu hiệu này có thể được nhìn thấy trên cổng nghĩa trang, và các bức tranh của các nghệ sĩ nổi tiếng.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 2.

Biểu tượng cướp biển không liên quan đến câu chuyện này. Những hải tặc không có một lá cờ chung và đầu lâu với hai thanh kiếm được coi là dấu hiệu của cướp biển Edward Anh. Biểu tượng đầu lâu xương chéo được phổ biến rộng rãi bởi Robert Louis Stevenson, tác giả của cuốn sách “Đảo giấu vàng”.

3. Biểu tượng Triquetra

Biểu tượng của bộ phim truyền hình nổi tiếng Charmed tồn tại trong cuộc sống thực và có một lịch sử rất lâu đời. Nó được gọi là Triquetra.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 3.

Trong thời kỳ đồ đồng ở châu Âu, biểu tượng này được sử dụng để đánh dấu vị trí của Mặt trời (mặt trời mọc, đỉnh cao và hoàng hôn) và cả các tuần trăng. Nó cũng biểu hiện cho các chu kỳ của thiên nhiên. Biểu tượng này phổ biến ở vùng Celtic và Scandinavia.

4. Nút chơi, tạm dừng, dừng lại

Không quan trọng ai đã tạo ra những dấu hiệu này, nó thực sự quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Có người cho rằng đó là của nghệ sĩ Wassily Kandinsky; người khác thì nói người đó là Rain Wersem, người sáng tạo ra một trong những chiếc máy cassette đầu tiên.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 4.

Logic của các biểu tượng "dừng lại" và "chơi" là: một hình vuông mang tính tĩnh, vững chắc và ổn định; một tam giác tượng trưng cho sự vận động. Nút "tạm dừng" được phát triển từ một dấu hiệu trong âm nhạc mang tên "сaesura", được sử dụng để phân chia các đoạn của một bản nhạc. Nút "ghi" mang màu đỏ để không ai vô tình ấn phải nó và xóa đi một điều quan trọng.

5. Chữ thập đỏ

Nếu bạn cho rằng biểu tượng của Uỷ ban Quốc tế về Chữ thập đỏ (ICRC) giống với lá cờ Thụy Sĩ thì bạn đã đúng. Ý tưởng thành lập một tổ chức giúp người bệnh và người bị thương miễn phí được ra đời ở Thụy Sĩ.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 5.

Tuy nhiên, biểu tượng này lại không thành công cho lắm: các quốc gia Hồi giáo không muốn sử dụng dấu hiệu liên quan đến Cơ đốc giáo, vì vậy một biểu tượng đặc biệt đã được tạo ra cho họ - Trăng lưỡi liềm đỏ. Israel không sử dụng bất kỳ biểu tượng nào, đó chính là lý do tại sao họ tạo ra một biểu tượng trung lập về tôn giáo khác - đó là hình thoi đỏ.

6. Barber pole – biểu tượng bên ngoài tiệm làm tóc

Biểu tượng này trông giống như một que kẹo màu đỏ, xanh dương và trắng, là một biểu tượng cho các tiệm làm tóc tại Châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 6.

Trong quá khứ, mỗi thợ cắt tóc đã từng là bác sĩ đến một mức độ nào đó - anh ta có thể chích máu hoặc nhổ răng cho bạn. Vì vậy, màu đỏ tượng trưng cho máu, và màu trắng biểu tượng cho băng gạc. Nghe không phải là một câu chuyện thú vị lắm nên sau đó họ bắt đầu thêm màu xanh lam.

7. Ngôi sao của sự sống

Ngôi sao xanh này là biểu tượng cho sự trợ giúp y tế khẩn cấp ở Hoa Kỳ. Bạn cũng có thể nhìn thấy nó ở một số quốc gia khác.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 7.

Mỗi cánh trong 6 ngôi sao là một trong những chức năng của sự trợ giúp y tế khẩn cấp: phát hiện, báo cáo, đáp ứng, chăm sóc tại chỗ, chăm sóc trong bệnh viện, và nằm viện để chăm sóc đặc biệt. Ở trung tâm, có hình tượng Rod của Asclepius, thần y học của Hy Lạp cổ đại.

8. Đèn lồng bí ngô Jack-o’-lantern

Theo một truyền thuyết ở Ireland, có người thợ rèn tên Jack đã thỏa thuận với ma quỷ. Sau khi chết, linh hồn của ông sẽ không đến thiên đường hay địa ngục mà sẽ lang thang khắp thế giới, sử dụng đèn lồng để thắp sáng con đường của mình. Chiếc đèn lồng được làm từ củ cải.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 8.

Người Celtic sau đó đã thắp đèn lồng trên ngưỡng cửa sổ như một truyền thống để giúp các linh hồn người chết tìm đến nơi chuộc tội. Củ cải được thay thế bằng bí ngô bởi chúng trông hấp dẫn hơn nhiều.

9. Biểu tượng Olympic

Biểu tượng Olympic được biết đến với các vòng màu tượng trưng cho 5 châu lục: màu vàng là châu Á, màu đỏ là Mỹ, màu đen là Châu Phi, màu xanh biển là Úc, và màu xanh lá cây là châu Âu.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 9.

Nhưng hóa ra người đồng sáng lập Thế vận hội Olympic, Baron Pierre de Coubertin, không hề nghĩ về ý nghĩa của những màu sắc này. Trên thực tế, ý nghĩa của biểu tượng là bạn có thể dùng màu sắc của các vòng tạo thành cờ mọi quốc gia và màu trắng là nền của nó.

10. Bàn tay Hamsa

Hamsa, còn được gọi là Bàn tay của Fatima, là một biểu tượng phổ biến trong các nền văn hoá Do Thái và Ả Rập.

Thì ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của những biểu tượng nhìn đâu cũng thấy này - Ảnh 10.

Có nhiều khả năng, có một mối liên hệ giữa bàn tay Hamsa và loại bùa cổ mano pantea, được tìm thấy ở Rome và Ai Cập cổ đại. Biểu tượng này sau đó xuất hiện trong Kitô giáo. Nó đã được biến đổi thành một biểu tượng của phước lành và dấu hiệu chúc phúc.

(Nguồn: Bright side)