Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất

Thái Anh, Theo Pháp luật và Bạn đọc 21:57 31/08/2021

Vì công việc đòi hỏi tốc độ nên các shipper phải bất chấp tính mạng mà làm việc quá sức đến tử vong, hoặc liều mình không tuân thủ luật giao thông để hoàn thành công việc, dưới áp lực của văn hóa giục giã muốn nhận hàng nhanh nhất có thể của khách hàng ở Hàn Quốc.

Những ngày gần đây, dư luận Hàn Quốc xôn xao trước cái chết của một nhân viên giao hàng 42 tuổi đã tử vong sau khi bị xe tải cán. Trước đó, do dịch Covid-19 khiến tình hình buôn bán khó khăn, người này mới bắt đầu chuyển qua làm công việc shipper từ tháng 3 năm nay.

Theo điều tra của cảnh sát, thời điểm đó, shipper 42 tuổi dừng đèn đỏ trước mũi xe tải. Vì xe máy phía trước đỗ ở điểm mù nên tài xế xe tải không nhìn thấy, nhấn ga trước khi đèn chuyển sang màu xanh, dẫn đến vụ tai nạn thương tâm. Người đàn ông bị kéo lê 20m và tử vong tại chỗ. Trước cái chết đáng tiếc của người này, Liên đoàn nhân viên giao hàng Hàn Quốc đã đề nghị công ty dịch vụ giao hàng phải thừa nhận đây là tai nạn lao động và bồi thường thỏa đáng.

Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 1.
Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 2.
Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 3.

Các nhân viên giao hàng đã đến hiện trường để bày tỏ niềm thương tiếc đối với người đã khuất

Điều đáng nói, đây chỉ là một trong những cái chết đáng tiếc của người làm công việc shipper ở Hàn Quốc. Vì công việc đòi hỏi tốc độ nên họ phải bất chấp tính mạng mà làm việc quá sức đến tử vong, hoặc liều mình không tuân thủ luật giao thông để hoàn thành công việc, dưới áp lực của văn hóa giục giã muốn nhận hàng nhanh nhất có thể của khách hàng ở xứ sở kim chi.

Hiện thực tàn khốc của công việc shipper ở Hàn Quốc

Vào giữa tháng 3/2020, một người giao hàng cho Coupang, công ty thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc, được tìm thấy đã tử vong ở khu vực nằm giữa tầng 4 và 5 của tòa chung cư, nơi anh đến để giao một gói hàng.

Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Nhân viên giao hàng ấy sau đó được xác định là Kim, thuộc độ tuổi 40, vừa mới làm công việc này chỉ khoảng 1 tháng. Nguyên nhân cái chết của Kim được xác định là do bệnh tim. Sau đó, Ha Woong, 34 tuổi, đồng nghiệp của Kim ở Coupang, đã đứng lên thực hiện chiến dịch yêu cầu công ty tăng lương và giảm giờ làm cho nhân viên giao hàng.

"Tôi nghĩ anh ấy qua đời vì làm việc quá sức cũng như áp lực phải giao món hàng kia càng nhanh nhất có thể. Chính điều kiện làm việc tồi tệ của công ty đã đẩy anh ấy đến cái chết. Tôi biết chuyện này thế nào cũng sẽ xảy ra" - Ha Woong chia sẻ.

Hàn thường nói đùa và gọi đất nước của họ là "quốc gia giao hàng", còn người dân là "người giao hàng" hoặc "người giao hàng đua". Thông thường, mọi người có thể nhận được phần ăn mình đã đặt có giá tối thiểu 8 USD (hơn 230 nghìn đồng) trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ mà không cần phải trả thêm bất cứ khoản phí nào. Dịch vụ giao hàng mang tên "Rocket Wow" của Coupang hứa hẹn chắc nịch rằng khách hàng sẽ nhận được hàng trong ngày và nếu muốn trả lại, họ chỉ cần đặt chúng bên ngoài cửa nhà sẽ có nhân viên đến lấy.

Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 5.
Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 6.

"Chúng ta nhận được mọi thứ như thể chúng ta là khách VIP. Bởi vì tất cả những món hàng đều được giao đến nhanh chóng với mức phí rẻ bèo nên tôi nghĩ đó chính là lý do chúng ta thích đặt hàng online" - Andrew Eungi Kim, giáo sư xã hội học tại Đại học Hàn Quốc, bày tỏ quan điểm khi nói đến những dịch vụ giao hàng hỏa tốc, đơn cử như Amazon.

Cái chết của nhân viên giao hàng họ Kim liên tục được đề cập trên các mặt báo hồi tháng 3 năm ngoái nhưng vị giáo sư không nghĩ nó sẽ mang đến nhiều thay đổi.

Trình bày với truyền thông, đại diện Coupang cho biết thời điểm đó, nhân viên giao hàng quá cố chỉ đảm nhận một nửa khối lượng công việc bởi vì là lính mới. Điều này cho thấy công ty ngầm phủ nhận cáo buộc Kim qua đời vì làm việc quá sức. Thêm nữa, cạnh tranh việc làm ở Hàn Quốc vô cùng khắc nghiệt nên bất chấp điều kiện làm việc không đảm bảo sức khỏe cho người lao động nhưng rất nhiều người vẫn lao vào công việc này.

Công việc mà ai cũng có thể làm

"Trong ngành công nghiệp dịch vụ giao hàng, tôi chưa từng nghe chuyện thiếu nhân lực. Cơ bản đây là công việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Với tư cách là một nhà xã hội học, tôi đã quan sát thấy rất nhiều nhân viên giao hàng, bao gồm cả nam lẫn nữ, giao hàng hóa đến nhà với đủ mọi độ tuổi từ thanh thiếu niên cho đến những người thuộc độ tuổi 60, nếu không muốn nói là già hơn" - giáo sư Kim cho biết.

Dịch Covid-19 bùng phát khiến người dân Hàn Quốc bị hạn chế ra đường và chính đây chính là lúc dịch vụ giao hàng phát triển một cách thần tốc.

"Tôi được biết rằng người Hàn Quốc chuyển sang hình thức đặt hàng online nhiều hơn bởi vì dịch Covid-19. Tôi đã rất bất ngờ khi tìm hiểu về dịch vụ giao hàng ở những quốc gia khác... Thời điểm du học ở New Zealand, tôi đã rất sốc khi bản thân phải chờ đến tận 20 ngày mới nhận được hàng đã đặt mặc dù đã trả đầy đủ phí giao hàng" - Woo Ye-jin, một sinh viên 25 tuổi nói với Al Jareeza.

Coupang cũng đã ghi nhận số lượng đơn đặt hàng kỷ lục vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Chỉ trong vòng 1 ngày cuối tháng 1/2020, công ty thương mại điện tử này đã nhận được hơn 3,3 triệu đơn hàng để giao vào ngày hôm sau. Đây là một con số đáng kinh ngạc bởi vì trước đó, kỷ lục đơn đặt hàng của Coupang chỉ dừng ở mức 1,7 triệu đơn/ngày vào năm 2019.

Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 7.

Đối với Ha Woong, con số ấy chỉ đơn giản là anh và đồng nghiệp có nhiều việc để làm hơn mà thôi

Chỉ 1 năm trước, Ha Woong chỉ giao trung bình khoảng 80 đơn hàng/ngày nhưng giờ đây, số lượng điểm đến mà anh phải ghé giao hàng là 130-150. Ha Woong cho biết, một số đồng nghiệp của anh còn phải đến tận 180 đơn hàng/ngày.

Công việc giao hàng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Ở những tòa nhà cũ không có hệ thống thang máy, nhân viên giao hàng buộc phải chạy bộ lên và xuống các tầng để hoàn thành công việc. Công việc chân tay nặng nhọc đã đành, Ha Woong và đồng nghiệp còn phải chịu áp lực giờ làm việc kéo dài.

Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 8.

"Tôi nghĩ các công ty cần phải trả lương theo số lượng đơn hàng mà chúng tôi giao mỗi ngày. Ngoài ra, họ nên quan tâm hơn đến sức khỏe cũng như sự an toàn của người lao động" - Ha Woong bày tỏ quan điểm.

Ha Woong cho biết các nhân viên giao hàng được gắn thiết bị định vị GPS và nhận điểm thưởng dựa trên số đơn hàng mà họ đã giao cũng như tốc độ giao hàng. Điểm càng cao, số tiền họ nhận được càng nhiều.

"Ở một vài khu vực có nhiều đơn hàng, chúng tôi bắt buộc phải làm việc từ rất sớm. Đây là hiện thực mà người lao động không thường xuyên phải đối mặt. Nếu tôi nhanh tay và giao thêm cả những đơn hàng của đồng nghiệp, có nghĩa là tôi đang cướp đi chén cơm của họ" - Ha Woong nói thêm.

Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 9.

Cuộc sống mưu sinh ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với những người lao động Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê năm 2019, trung bình một người lao động không biên chế kiếm được khoảng 1,72 triệu won (gần 33,6 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại)/tháng, thấp hơn rất nhiều so với số tiền 3,16 triệu won (67,1 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) mà một nhân viên biên chế được trả hàng tháng.

Những cuộc bàn luận còn bỏ ngỏ

Số lượng người lao động không biên chế ở Hàn Quốc đã tăng từ 6,61 triệu người vào tháng 8/2018 lên 7,48 triệu người vào tháng 8/2019. Đây là mức cao nhất kể từ khi chính phủ Hàn Quốc bắt đầu ghi nhận số lượng lao động hợp đồng vào khoảng 17 năm trước.

"Ở Hàn Quốc, hầu hết nhân viên giao hàng đều không phải là nhân viên chính thức của công ty. Họ không có biên chế và được hưởng một phần tiền trên mỗi đơn hàng được giao. Tất cả chỉ có vậy. Bởi vì không phải là nhân viên thuộc biên chế nên nếu có ai đó qua đời trong lúc làm việc thì trách nhiệm không thuộc về công ty dịch vụ giao hàng" - giáo sư Kim nói.

Thêm một cái chết của shipper hé lộ hiện thực tàn khốc của ngành giao nhận ở Hàn Quốc, bất chấp tính mạng để hàng đến tay khách nhanh nhất - Ảnh 10.

Đối với Ha Woong, bất chấp chiến dịch mà bản thân khởi xướng, anh vẫn đang cố gắng hết sức để làm tốt công việc của mình, giao hàng ít nhất 5 ngày/tuần.

"Chúng tôi đã đàm phán với công ty về việc giảm đơn hàng, thay đổi cách đánh giá cũng như điều chỉnh hệ thống quản lý đang buộc chúng tôi phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt như cuộc chiến không hồi kết. Nhưng hiện tại, mọi thứ vẫn đang bị bỏ ngỏ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19" - Ha Woong nói.

Nguồn: Al Jazeera