Hãng thời trang lớn bị lên án vì trả lương công nhân 80 nghìn đồng một ngày

Ngọc Nguyễn, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 05/11/2015
Chia sẻ

Mới đây, nhãn hàng Superdry đã bị chỉ trích vì bóc lột sức lao động của công nhân và trả mức lương rẻ mạt đến khó tin.

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu đóng vai trò khá quan trọng và phải tốn khá nhiều thời gian, nhưng chỉ cần một vụ việc tiêu cực xảy ra, tiếng tăm của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nổi tiếng với nhiều mặt hàng đa dạng và được sử dụng bởi rất nhiều ngôi sao lớn, Superdry luôn có lượng khách hàng trung thành dù giá thành sản phẩm khá đắt đỏ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, truyền thông nước ngoài lại đồng loạt chỉ trích về việc nhãn hiệu này đang bóc lột sức lao động của công nhân một cách phi lý.

Nhà máy tại Gurgaon, nơi cuộc điều tra được diễn ra.

Theo kết quả của một cuộc điều tra nhà máy sản xuất của Superdry tại Gurgaon, gần thủ đô New Delhi, Ấn Độ thì công nhân tại đây luôn phải làm việc dưới điều diện cực kì nóng nực và luôn bị đối xử bất công. Chia sẻ với báo giới, anh Ashok Kumar, 32 tuổi, người chịu trách nhiệm kiểm tra hàng may mặc của nhà máy cho biết, cứ trong vòng một giờ, 30 công nhân sẽ buộc phải hoàn thành một chiếc áo khoác dưới sự giám sát gắt gao của quản lý. Họ thường xuyên bị chửi bởi thậm tệ và không dám đi vệ sinh nếu chưa xin phép. 

Bên cạnh đó, Ashok cũng nói thêm rằng mức lương ở đây cũng rất "bèo bọt", vào tháng 7 vừa qua, anh chỉ được nhận 6,203 rupeess (khoảng 2 triệu đồng) cho 27 ngày làm việc, tương đương với việc mỗi giờ anh chỉ được nhận 28p (khoảng 10 nghìn). Tuy nhiên, có rất nhiều ngày, người đàn ông 32 tuổi này bị ép làm tới 16 tiếng, thay vì 8 tiếng như bình thường, anh thậm chí đã phải sống xa gia đình và đứa con trai 5 tuổi để có thể mưu sinh. Dễ dàng thấy rằng, dù bị ép làm việc trong những điều kiện bất công nhưng nhiều người vẫn rất cam chịu do nạn thất nghiệp tại Ấn Độ luôn đáng báo động, hàng ngàn người phải tranh cướp để có lấy một công việc. Bởi lẽ đó, không có người công nhân nào dám lên tiếng hay xin nghỉ vì nhà máy sẽ nhanh chóng tìm được người thay thế.

Trả lời cho vụ việc này, đại diện của nhãn hàng Superdry cho biết họ chưa từng nhận được khiếu nại hay báo cáo về mức lương của bất kì công nhân nào, bản thân họ cho thấy mức lương đưa ra vẫn rất thỏa đáng, thậm chí còn cao hơn mức bình quân tại Ấn Độ. Dù vậy, Superdry vẫn sẽ cố gắng làm việc với tổ chức ETI, nhằm cải thiện môi trường làm việc trong chuỗi cung ứng của mình. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ điều tra lại vấn đề này và chịu trách nhiệm nếu cần thiết.

Công nhân tại đây luôn phải làm việc trong điều kiện nóng nực, mức lương thấp và bị đối xử thậm tệ.
Anh Ashok luôn bị ép làm việc với cường độ cao nhưng mức lương được trả lại quá thấp nhưng để mưu sinh, anh vẫn luôn cam chịu và đã phải sống xa gia đình

(Nguồn: Unilad)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày