Những tưởng tập trung tới 200% năng lượng thì sẽ thu về kết quả tốt, nhưng cuối cùng khi nhận bảng điểm bạn lại thấy chẳng xứng đáng chút nào. Thậm chí có những bạn vì đổ ra quá nhiều thời gian và công sức nhưng học không đúng cách thì kết quả còn thảm hại hơn khi lãnh trọn combo: điểm kém + sức khỏe giảm sút trầm trọng.
Chính vì vậy, hãy dẹp bỏ ngay ý định lao vào học quên ăn quên ngủ đi. Thay vào đó hãy nắm vững 6 bí quyết sau, bạn sẽ thấy việc học nhàn tênh mà vẫn hiệu quả vô cùng:
Hãy chủ động cắp sách vở tới những nơi thật sự yên tĩnh để quá trình học tập của bạn không bị làm phiền. Bạn không thể vừa ngồi ôn bài lại vừa phải chạy đi dỗ đứa cháu đang chơi đồ chơi dưới nhà được đúng không? Bạn có thể lựa sách tham khảo trong thư viện, nhưng không thể nán lại ngồi lâu nếu hôm ấy trong thư viện có đông những nhóm học sinh ồn ã…
Vì quá trình học cần có một sự tập trung nhất định mới có thể đem lại hiệu quả cao, vì vậy đừng để tiếng ồn hay những hoạt động khác không liên quan xâm lấn tới không gian học của bạn.
Thầy cô giáo luôn nhắc nhở chúng ta đọc bài mới trước khi đến lớp, nhưng có vẻ như không nhiều người có thói quen đó trừ khi bị… ép buộc cưỡng chế. Trong khi đây lại chính là một trong những tips hiệu quả nhất giúp bạn tiếp thu bài vở. Các phần kiến thức khi được đọc lướt qua đã tự động thu nạp vào não bộ của bạn tới 30%, sau khi được nghe thầy cô giảng dạy sẽ ghi thêm tới 60% nữa. 10 % còn lại phụ thuộc vào sự tự học và ôn luyện của bạn ngày sau buổi học đấy!
Đừng nghĩ rằng cứ chơi thêm một tí rồi học thông nhiều giờ liền tù tì cũng được. Như thế là cách học vô cùng sai lầm và phản khoa học. Vốn dĩ não bộ của chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi trong quá trình thu nạp kiến thức. Vậy nên bạn sau khoảng 1-2 giờ học tập căng thẳng, bạn có thể cho phép mình tự giải lao 10-15 phút, sau đó lại tiếp tục quay lại bàn học. Đừng ham chơi mà làm ngược lại: thư giãn tận 1 giờ và học 10-15 phút nhé!
Muốn đạt được hiệu quả tối ưu của não bộ, cách tốt nhất là bạn tìm cách để cho chúng được hoạt động phân bổ luân phiên. Cụ thể ở đây chính là bạn học xen kẽ các môn tự nhiên và xã hội, để não trái và não phải được liên tục nghỉ ngơi. Nên bắt đầu với bộ môn nào trước, xã hội hay tự nhiên? Câu trả lời chính là hãy học môn nào khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất ở thời điểm lúc bấy giờ nhé!
Trong khi đây là điều vô cùng quan trọng thì nhiều bạn có vẻ như không thực sự để tâm và hoàn thành đúng cho lắm. Đa số các bạn đều nghĩ hôm sau thi rồi nên hôm nay cố thức khuya một chút, vớt vát được thêm ít kiến thức nào thì càng tốt. Nhưng nếu bạn làm vậy là sai quá sai rồi. Thời gian trước kỳ thi bạn đã ôn luyện vất vả, não bộ cũng đã bị nạp đầy, việc bạn thức khuya ôn bài chỉ khiến cho mọi thứ bị nhồi nhét quá độ mà trôi tuột ra ngoài thôi.
Vào thời khắc làm bài thi hay bài kiểm tra, chúng ta thường trở nên lo lắng, sợ sệt và lúng túng. Đây là tâm lý chung và hầu như ai cũng mắc phải, nhưng một số người lại biết cách khắc phục chúng khá tốt trong khi một số khác thì không. Bật mí là bạn chỉ cần đặt riêng cho mình một khẩu hiểu, để đến giờ G thì hít thở sâu và tự trấn an tinh thần mình. Nhờ đó bạn sẽ cảm thấy như được tăng thêm sức mạnh nhiều hơn, vững tâm và tự tin hơn đấy!