Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú

Song Nam - Ảnh: Viết Thanh, Theo Thanhnienviet.vn 08:49 05/08/2024
Chia sẻ

Bạn lớn lên ở thành phố, bạn từ miền xa đến sống hay bạn chỉ là khách ghé ngang Sài Gòn? Chắc hẳn bạn đã từng đôi lần ngồi dưới cây mát rượi của Thảo Cầm Viên. Mảng xanh của thành phố che mát cho bầy thú trú ngụ.

Giữa lòng phố nhộn nhịp, Thảo Cầm Viên như là nơi những đứa trẻ bắt đầu mường tượng về thế giới xung quanh và người lớn được phép ngơi nghỉ, cho mình được bé lại.

Tuổi thơ của nhiều người Sài Gòn

- Mẹ ơi, mua cho con bong bóng!

Người mẹ cười, vuốt tóc con gái, rút mớ tiền lẻ trong túi và thúc bé lựa một quả màu hồng. Cô nắm tay con, bước vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong khi con bé vẫn huyên thuyên về “bạn khỉ, bạn voi, bạn hổ”. Một cuối hè tháng 6, chiếc vé vào Thảo Cầm Viên như món quà thưởng của cô dành cho con.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 1.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 2.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 3.

Thảo Cầm Viên là công trình được người Pháp xây dựng từ năm 1864, có tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, nay là một trong 8 vườn thú lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Manh Hai/Flickr

Những đứa trẻ lớn lên ở thành phố như chúng tôi thường bị “định kiến” rằng ít có tuổi thơ lắm. Chúng tôi không được chạy chân trần trên những cánh đồng, thả diều, không được nằm dài giữa sân lúa ngắm nhìn bầu trời sao rộng lớn.

Tôi cũng mang nghi ngờ đó suốt những năm đầu Đại học trong cuộc trò chuyện với bạn bè từ khắp mọi miền đất nước. Nhưng cuối cùng, tôi tự tin chọn một dòng ký ức đẹp nhất: Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Nơi bất kỳ đứa trẻ nào lớn lên ở thành phố này cũng một lần ghé qua.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn có từ trong ký ức của bà và mẹ tôi. Nó là công trình mang giá trị lịch sử từ năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, nằm ở quận 1.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 4.

Với những đứa trẻ lớn trong lòng phố, Thảo Cầm Viên như một thế giới kỳ diệu, là mái nhà của hàng nghìn loại động thực vật. Một đứa trẻ lớn lên giữa bốn bức tường chật hẹp sẽ vỡ òa trước không gian bao la của thảm cỏ, cây xanh. Những chú voi, khỉ, hà mã, gấu mèo, linh dương, vượn… vốn chỉ nằm trong sách vở giờ trở nên sinh động, hiện thực.

Lớn lên chút, Thảo Cầm Viên là chỗ để nhóm bạn cấp 3 hẹn nhau picnic cuối tuần. Chúng tôi nằm dài trên bãi cỏ và kể nhau nghe dự định tương lai.

Rồi thời học sinh đi qua, những người lớn như chúng tôi vẫn tìm đến Thảo Cầm Viên để thấy mình như được … bé lại. Tôi bắt gặp những nụ cười trong veo của đứa bé con theo chân mẹ, nơi chúng đặt 1001 câu hỏi về thế giới tự nhiên. Thảo Cầm Viên vô tình trở thành “kho báu” lưu giữ ký ức, niềm thương của nhiều thế hệ người Sài Gòn.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 5.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 6.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 7.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 8.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 9.

Thảo Cầm Viên hiện tại là điểm đến thu hút của nhiều người

Muôn vàn khó khăn giữa dịch Covid-19

Tôi vẫn nhớ một buổi chiều hè trong giai đoạn cả nước quay quắt vì Covid-19, người bạn gửi cho tôi bài đăng “Thảo Cầm Viên đang gặp khó khăn”. Không chỉ tôi, nhiều người cũng để lại bình luận: “Sao thương quá!”

Thương lắm khi Thảo Cần Viên là nơi nuôi dưỡng hơn 1.300 động vật ở 125 loài. Cán bộ công nhân viên được thống kê gần 300 người. Họ chăm sóc động vật và hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 10.

Thảo Cầm Viên từng lâm vào cảnh đìu hiu trong dịch Covid-19

Thời điểm dịch Covid-19, vườn thú cũng như bao doanh nghiệp khác quắt quay để duy trì. Một quầy bán rau củ xinh xinh được mở ra để cải thiện nhưng cũng không đẩy được doanh số.

Ước tính mỗi tháng, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chi khoảng 3-4 tỷ đồng để chăm sóc chăm sóc thú và bảo tồn cây xanh. Khoản thu không có khiến đơn vị rơi vào khó khăn. Khuôn viên rộng vắng bóng người, thi thoảng chỉ có tiếng quét lá, tỉa cây, các loài động vật thiêm thiếp ngủ.

Khi thông tin được phát đi, mạng xã hội đã lan truyền nhanh chóng. Một số người đã chia sẻ lại khoảnh khắc của họ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Có người chụp ở tán cây xanh, có người quay video về hươu cao cổ, tất cả như muốn gửi gắm lời động viên: “Thảo Cầm Viên ơi, cố lên nhé!”.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 11.

Thậm chí, một số nghệ sĩ, cá nhân, tổ chức cũng đã kêu gọi đóng góp về số tài khoản của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Một số người còn gửi tặng thực phẩm, hàng trăm kg rau củ, những mặt hàng này vốn không dễ mua trong mùa dịch. Họ có chung một mục đích rằng muốn hỗ trợ, san sẻ và bảo vệ “kho báu” ký ức của nhiều người. Bởi nơi đó, họ thấy bầy thú được yêu thương, một thế giới tự nhiên trong lành lẫn kỷ niệm dạt dào.

Thảo Cầm Viên chủ trương không sử dụng đóng góp từ cộng đồng mà xin hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để duy trì. Tuy vậy, đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn gửi lời cảm ơn đến tấm lòng của cộng đồng.

Rồi dịch cũng dịu lại, khó khăn cũng đi qua.

Sự "hồi sinh" của Thảo Cầm Viên

Bằng một cách ngẫu nhiên, tôi ghé thăm Thảo Cầm Viên vào một chiều hè tháng 6. Mùa hè là mùa của trẻ con. Khuôn viên được lấp đầy bởi người và người. Những đứa trẻ chạy đuổi nhau, ồ rồi à trước chuồng cá sấu. Một số bạn trẻ thích thú cho nai ăn cà rốt, rau củ hoặc quay video về những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của chú hà mã.

Phía xa, chúng tôi thấy những cụ già tản bộ trên bờ hồ, thong dong nhìn con cháu cười ríu rít. Một khung cảnh ồn ào, náo nhịp mà hạnh phúc, tràn đầy nhựa sống khiến tôi tin rằng: Thảo Cầm Viên đã thực sự hồi sinh!

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 12.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 13.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 14.

Các nhân viên của Thảo Cầm Viên chuẩn bị cho chương trình sinh nhật của chú hà mã Ca vào đầu tháng 8 vừa qua

Nó cũng trùng khớp với số liệu mới nhất khi Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn đã công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024. Trong 6 tháng đầu năm, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận ròng đạt 4,68 tỉ đồng và hoàn thành 58,3% mục tiêu doanh thu và gần 75% mục tiêu lợi nhuận cho cả năm.

Số vé bán được trong 6 tháng là 881.102 vé, đạt 86% so với cùng kỳ. Dù doanh số có giảm nhẹ nhưng thu nhập bình quân của nhân viên sở thú đã được cải thiện trong 6 tháng đầu năm.Và đặc biệt, lương trung bình của nhân viên 18 triệu đồng mỗi tháng, con số này không những vượt lên gần 29% so với mục tiêu đã đề ra từ trước mà còn cao hơn 143% so với thu nhập của năm trước đó.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 15.

Sự khởi sắc đã thể hiện qua từng năm là tín hiệu đáng mừng của Thảo Cầm Viên. Những bài đăng liên tục lọt top xu hướng trên mạng xã hội. Người ta thích thú gọi tên thân mật từng “bé khỉ, bé hươu” hoặc trầm trồ trước hình ảnh tổ chức đầy tháng, thôi nôi cho chúng.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là nơi của những đứa trẻ mà còn là chốn của người lớn thích bình yên. Hoàn toàn hợp lý nếu một buổi chiều, bạn cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi tách biệt khỏi khói bụi thành phố bằng chiếc vé vào Thảo Cầm Viên.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 16.
Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 17.

Người dân thích thú hò hét thi kéo co với hổ ở Thảo Cầm Viên mùng 9 Tết

Cứ mỗi chủ nhật, người người lại rủ nhau “đi trốn” dưới bóng mát của những cây cổ thụ Thảo Cầm Viên. Nơi những đứa trẻ sẽ trầm trồ phía sau lớp kính là chú trăn cuộn mình, “em hổ” ngáp và “bé nhím” đang rúc mình trong hốc đá hay mẹ khỉ đang ru con ngủ. Chúng sẽ tha hồ chứng kiến thế giới động vật đầy thú vị cùng những tập tính chỉ được học qua trên sách vở.

Thảo Cầm Viên: Từ “kho báu” ký ức của người Sài Gòn, đìu hiu trong dịch Covid-19 đến sự "hồi sinh" mạnh mẽ và đáng yêu của bầy thú- Ảnh 18.

Và khi nhắc đến Thảo Cầm Viên – nó không chỉ là ký ức mà còn là điểm đến thú vị của hiện tại. Nó vẫn được vun đắp mỗi ngày bởi tình yêu thương, sự quý mến của khách tham quan. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày