Tại sao ở chốn công sở, càng thoải mái, bạn càng dễ bị đào thải?

Alexx, Theo Phụ nữ Việt Nam 09:20 03/09/2022
Chia sẻ

Sống những ngày tháng thoải mái quá lâu, giá trị của bản thân sẽ dần mất đi, đó là lý do để bị đào thải.

Năm 2020, Huawei, công ty thiết bị mạng và viễn thông lớn nhất thế giới tuyên bố sẽ sa thải 7.000 nhân viên, CEO Nhậm Chính Phi khi phát biểu đã nói: Tôi chấp nhận mạo hiểm bồi thường 1 tỷ, để sa thải 7.000 nhân viên.

Một số lượng lớn nhân viên bị sa thải đều rơi vào khoảng từ 34-50 tuổi, và và hầu hết đều là những người tốt nghiệp những trường đại học tốt trong nước. Một số người trong số họ còn là giám đốc của công ty, với mức lương hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.

Một số cư dân mạng cho rằng họ bị đuổi việc là do họ không đủ năng lực, lựa chọn cuộc sống quá thoải mái.

Tại sao ở chốn công sở, càng thoải mái, bạn càng dễ bị đào thải? - Ảnh 1.

Vậy thì, muốn đối mặt được với những tình huống như vậy, điển hình là bài học về việc làm cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chúng ta phải làm sao?

1. Tìm hướng đi đúng và cải thiện khả năng cạnh tranh cốt lõi của bạn

Trên mạng xã hội có một chủ đề thảo luận khá hot như này: "Nếu bị mất việc, bạn có thể nhanh chóng khởi động kế hoạch B của mình không?".

Một cư dân mạng cho biết, tôi đã làm công việc quản lý được 8 năm, và tôi không thể tìm được công việc khác trong vòng 8 tháng sau khi bị cho thôi việc.

Rất thực tế và cũng rất tàn nhẫn, bởi đôi khi, sự cạnh tranh là rất khốc liệt.

Một người bạn làm nhân sự từng nói với tôi rằng: làm trong ngành nhiều năm, từng phỏng vấn nhân tài ở nhiều vị trí lớn nhỏ nhưng việc tuyển dụng trong doanh nghiệp không nhất thiết phải dựa vào kinh nghiệm làm việc.

Một số người có nhiều kinh nghiệm làm việc, và lý lịch của họ rất đẹp.

Những cái quan trọng không kém ở đây là "chất lượng thực tế". Nếu bạn không cho thấy được một giá trị nhất định cho công việc tiếp theo mà lại muốn một mức lương cao, bạn thường sẽ không thể tìm được một công việc phù hợp.

Trong một xã hội phát triển nhanh ngày nay, mỗi người đều có một công việc, chuyên môn và nghiệp vụ của riêng mình, và tự nhiên sẽ có người chậm, có người lại nhanh. Với sự phát triển của tuổi tác và sự mưu cầu về sự thoải mái trong cuộc sống, mọi người dần dần sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với bản thân mình.

Một số người theo đuổi công việc khó và không ngừng tiến bộ. Một số người từ từ đi xuống, mất tinh thần chiến đấu, dần dà làm công việc lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, và khi bạn không tiến bộ, không học hỏi, không trưởng thành, bạn đương nhiên sẽ mất đi khả năng cạnh tranh, giống như con ếch trong nồi nước ấm, trông thì có vẻ yên bình, nhưng thực tế là sóng biển đang dâng trào.

Sống những ngày tháng thoải mái quá lâu, giá trị của bản thân sẽ dần mất đi, đó là lý do để bị đào thải.

Vì vậy, việc tìm ra hướng đi riêng và nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi là ưu tiên hàng đầu trong khâu chuẩn bị hiện nay.

Ở một mức độ nào đó, bị đào thải không hẳn là điều xấu, nó có thể là khởi đầu cho hướng đi tiếp theo của bạn, khám phá sở thích của bản thân, tìm ra xu hướng của thời đại, khi ấy, hãy lập tức bắt tay vào thực hiện và trong quá trình thực hiện, hãy liên tục điều chỉnh.

Đây là điều chúng ta có thể và phải trải qua, để tìm ra hướng đi cho riêng mình, nâng cao khả năng của mình và tiếp tục phát triển trên con đường sự nghiệp, và để khi sóng lớn ập đến, chúng ta sẽ không bị thời gian bỏ rơi.

Tại sao ở chốn công sở, càng thoải mái, bạn càng dễ bị đào thải? - Ảnh 2.

2. Hãy buông bỏ quá khứ, trân trọng hiện tại và nắm bắt tương lai

Mất việc làm, tìm việc làm mới trong vô vọng, rồi mất niềm tin vào bản thân, chán ghét cuộc sống… đó có lẽ là thực tế của không ít người trong vài năm trở lại đây khi đối mặt với cơn khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu.

Thực ra, thất nghiệp không đáng sợ, điều đáng sợ là bạn hoàn toàn bất lực và tự bỏ cuộc.

Yu Minhong, người sáng lập New Oriental (nhà cung cấp các dịch vụ giáo dục tư nhân ở Trung Quốc), đã ở lại trường để giảng dạy sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, nhưng bị nhà trường cho nghỉ việc vì làm công việc khác bên cạnh công việc giảng dạy chính.

Nhưng anh không từ bỏ bản thân, để tồn tại, anh vẫn mang theo một xô hồ dán và dán những mẩu quảng cáo nhỏ xung quanh trường Đại học Bắc Kinh để quảng bá cho lớp học tiếng Anh của mình.

Chỉ bằng cách buông bỏ quá khứ, một người mới có thể trưởng thành hơn trong tương lai.

Những tiếc nuối, buồn bã và tự trách bản thân trong quá khứ chẳng qua chỉ là đang làm tiêu hao đi hiện tại, cho dù quá khứ đáng tiếc hay đã mất, nó chẳng qua cũng chỉ là kinh nghiệm đã qua. Và hiện tại, với chúng ta mới là cơ hội quan trọng nhất.

Có một câu nói khá hay như thế này, chỉ suy nghĩ, trong đầu sẽ toàn là câu hỏi; làm rồi, ắt sẽ có câu trả lời. Vì vậy, bạn không cần phải đắm mình trong những tiếc nuối của quá khứ, hành động, và bạn có thể tìm thấy câu trả lời tốt nhất.

Cuộc sống là một bài kiểm tra của sự dũng cảm, nếu nó tốt đẹp, đó là một kinh nghiệm, nếu nó tồi tệ, đó là một bài học.

Không cần phải hối tiếc khi tiến về phía trước. Chúc chúng ta biết nắm bắt hiện tại và trân trọng tương lai.

Hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ, tiếp tục phát triển và theo đuổi cuộc sống tuyệt vời của mình!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày