Nước siro chiết xuất từ các loại hoa quả được xem là một thức uống phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày do tính tiện dụng của nó. Ngày nay, các loại nước hoa quả không còn chỉ dùng biện pháp "thủ công" (ép lấy nước từ trái cây) mà dần được sản xuất theo kiểu công nghiệp, chế biến có cho thêm các phụ gia, bảo quản rồi đóng chai hoặc hộp giấy để tiêu thụ. Thế nhưng, những loại nước cốt này lại tiềm tàng mối nguy hiểm khôn lường đấy nhé!
Lý lịch của những loại nước cốt "dỏm"
Khi bước chân vào những quán cà phê nhỏ bên đường, người tiêu dùng rất dễ uống phải nước cam pha từ nước siro (nước cốt) được lấy từ các chợ đầu mối - nơi làm giấy "khai sinh" cho mọi loại nước cốt khác nhau như: cốt cherry, cốt dâu tây, bạc hà, cốt dừa… Tất cả đều được bày bán trong tủ kính, có nhãn mác tiếng Việt như chai 600ml, tinh dầu hương dâu, xoài của cơ sở X, có địa chỉ và điện thoại rõ ràng. Công thức chung của các loại nước cốt này là pha nước với tỉ lệ 1:4, thêm chút đường và đá sẽ cho ra một ly nước quả có mùi vị và màu sắc như thật khiến người dùng không tài nào nhận ra được. Ở một số nơi còn sử dụng những hàng rẻ tiền hơn, được đựng trong những can nước cốt cam có vỏ nhựa màu trắng, nắp màu đỏ nhưng không hề có niêm phong trên nắp can. Người bán viết chữ “cam” lên vỏ can để phân biệt với những loại nước cốt khác như cốt nho có màu tím, dâu tây có màu đỏ… Hiện nay, người ta chưa thể xác định được chính xác nguồn gốc của những loại nước cốt trên. Tuy nhiên, dù bắt nguồn từ đầu thì công thức chung cho những thứ nước cốt "dỏm" này đều được xác định có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau để tạo nên hương và mùi vị đặc trưng.
Nguy cơ ung thư
Nước cốt cam nếu được sản xuất theo tiêu chuẩn cho phép và được chứng nhận là an toàn thực phẩm sẽ không độc hại gì. Nhưng trên thực tế, loại nước này đang được bày bán trôi nổi thì cần phải cảnh giác. Cụ thể, với loại nước cốt cam không rõ nguồn gốc thường gồm các thành phần như màu vàng thực phẩm, chất thơm tổng hợp, chất nhũ hóa làm cho nước sền sệt, đường, chất bảo quản... Thậm chí, tép cam cũng có thể làm nhân tạo.
Với đường để làm ngọt nước, nếu phía sản xuất cho đường cyclamate – hiện bị cấm sử dụng tại Việt Nam - người tiêu dùng cũng không thể biết được. Vị ngọt của đường này còn ngon hơn đường thông thường. Hơn nữa, nếu nhà sản xuất dùng phẩm màu thực phẩm không chuẩn sẽ có nguy cơ không khống chế được nồng độ cho phép. Các chất độc hại này nếu quá giới hạn cho phép sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc trường diễn (trạng thái nhiễm chất độc với liều lượng thấp nên mới đầu không có biểu hiện gì cụ thể, sau một thời gian chất độc trong cơ thể có thể làm biến đổi các quá trình sinh, lý, hóa mới phát sinh ra triệu chứng ngộ độc rõ ràng). Sau khi ăn, uống... các chất này sẽ tích tụ trong nội tạng cơ thể, thậm chí vào não gây bệnh như ung thư. Đối với người tiêu dùng, để phân biệt được đâu loại nước hoa quả đảm bảo chất lượng với loại trôi nổi thì quả là một bài toán khó!
Uống nước ngoài vỉa hè cũng tiềm tàng nhiều mối nguy lắm đó!
(Các bạn click vào hình để xem tiếp nhé!)
|