Tắm đêm – không nên một chút nàoKhi tắm muộn, lúc này nhiệt độ đang là thấp nhất trong ngày, tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến, đặc biệt với những người bị say rượu, mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, những người có sức đề kháng yếu… Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm muộn, nhất là khi trời lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Lúc này, cơ thể đang yếu sẽ càng suy yếu hơn.
Sau khi tắm gội, nhiều bạn không chú ý đến việc lau và hong tóc cho thật khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính.
Tắm thế nào cho an toàn Thời điểm tắm tốt nhất Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng 2 tiếng hoặc trước khi ăn khoảng một tiếng.
Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, nhất là vào mùa đông.
Trình tự tắm Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay để làm quen dần với nhiệt độ rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Nhớ là sau khi tắm xong, bạn cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Đặc biệt là không nên ra gió ngay sau khi vừa tắm xong.
Thời gian và nhiệt độ tắm Tắm trong thời gian quá lâu, da chúng ta sẽ bị mất nước dẫn đến cơ thể mệt mỏi, vì vậy vào mùa đông, bạn chỉ cần tắm 5-10 phút dưới vòi hoa sen là đủ. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng thêm gánh nặng cho tim. Vào mùa đông, nhiệt độ nước tắm thích hợp là từ 24-29 độ.