| Hồi còn đi học em bị nổi rất nhiều mụn vì không biết cách điều trị nên em lỡ nặn chúng. Hơn nữa, em đã đến nhiều bác sĩ da liễu điều trị nên bây giờ cũng gần hết và sau khi chúng đã hết dần thì một số chỗ mụn ngày trước giờ đã hình thành những vết rỗ nhỏ. Và em nghe người ta nói thì nói thì nó sẽ theo em suốt đời em rất
sợ và vô cùng mặc cảm. Mong bác sĩ tư vấn giúp em cách làm biến mất
những vết lõm! Em xin cảm ơn! Em xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp em phải làm sao để hết mặc cảm khi tiếp xúc với bạn bè ạ?
|
| Chào em,
Sẹo lõm do mụn trứng cá để lại khó chữa theo các phương pháp thông thường, vì vùng da bị tổn thương quá sâu, các phương pháp truyền thống hay dùng trị sẹo như lột tẩy, laser… hay siêu mài mòn, nếu làm tốt có thể giúp chị em mờ phần vết sẹo. Tuy nhiên hầu hết phương pháp này đều cắt bỏ, lột tẩy hay làm mài mòn gờ sẹo, điều này có nghĩa là vùng da sẹo bị mài mòn sâu, và trở nên yếu ớt, nhạy cảm.
|
Bề mặt da được cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp thượng bì, lớp trung bì và hạ bì. Nếu các lớp này bị những tổn thương nhỏ, không quá sâu thì chỉ để lại những tác hại không đáng kể, mắt thường khó thấy được. Đối với những vết sẹo được hình thành tận trong cơ, tức là không chỉ có da bị tổn thương mà cả lớp cơ, lớp mỡ và các mao mạch dưới da cũng bị phá hủy nặng nề. Khi đó, làn da bị co kéo do phần lớp đệm phía dưới (cơ và mỡ) đã bị phá huỷ.
Thông thường, các loại mụn lớn nằm sâu trong bề mặt da, dưới các nang lông, do đó nếu bị tổn thương sẽ gây ra những hậu quả nặng nề. Khi đó, cấu trúc da bị phá hủy nên sau quá tình tái tạo và phục hồi, da không còn được cấu tạo bởi 3 lớp trên nữa. Thay vào đó là các mô sợi (bao gồm các sợi collagen), hình thành sẹo sau này. Tại những vùng bị sẹo, mô sẹo sẽ thay thế toàn bộ những mô thông thường, nên các chức năng của da cũng bị rối loạn. Lúc đó, da không còn làm nhiệm vụ điều tiết nhiệt độ cơ thể do da không tiết ra mồ hôi và lông không mọc lên được nữa, khả năng trao đổi chất và tuần hoàn kém, khó bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như ánh sáng, tia tử ngoại...
Hầu hết các vết sẹo đều phẳng và chỉ hơi biến đổi về màu sắc, tuy nhiên có những vết sẹo lồi hẳn lên trên bề mặt da, hoặc lõm hẳn xuống, hoặc lồi lõm không đều hay co kéo và có màu sắc rất khó coi. Bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng sẹo của da:
- Định kỳ tẩy tế bào chết cho da để tăng cường sự tuần hoàn máu, tạo một làn da hồng hào, tự nhiên, giảm bớt sẹo rỗ.
- Có thể dùng tia laser tác dụng trực tiếp đến tầng trung bì lấy đi vết sẹo và các vết nám trên da mà không nguy hại đến tầng biểu bì. Phương pháp này đang được rất nhiều người lựa chọn vì tác dụng hiệu quả của nó.
- Dùng phương pháp trị liệu bằng chất hóa học làm trắng da. Phương pháp này không chỉ có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây rỗ mặt, mà còn cải thiện các vết tàn nhang trên da. Mỗi tuần thực hiện một lần. Điểm hạn chế của phương pháp này là da mặt sẽ xuất hiện phản ứng nóng đỏ nhẹ, hai ngày sau có thể xảy ra tình trạng bong tróc nhẹ, vì vậy cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và kem dưỡng da một thời gian.
- Một phương pháp khác là trị liệu bằng thủ thuật massage. Dùng đá thạch anh tinh khiết để massage da mặt, tẩy đi lớp chất sừng và tế bào chết ở trên bề mặt da, giúp làn da trơn láng, hồng hào, giảm bớt sẹo rỗ.
Tất cả các phương pháp trị liệu trên đều cần thực hành chuyên nghiệp. Bạn nên đến những cơ sở thẩm mỹ có uy tín thì mới không lo hậu quả xấu cho làn da. Nếu tình trạng da vẫn không được cải thiện, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa da liễu khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho tình trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!