Mổ xẻ cách tránh thai hiện đại

Top of Form, Theo Trí Thức Trẻ 12:13 22/01/2013
Chia sẻ

Các cách này là gì vậy nhỉ? Và dù chúng đạt hiệu quả cao nhưng liệu có tác hại đi kèm không?

1. Miếng bọt tránh thai

Miếng bọt là một dụng cụ mềm, có hình tròn (đường kính khoảng 5,5cm; dầy 2,5cm) được làm từ bọt polyurethane, một mặt lõm xuống có thể đặt trong miệng tử cung để chặn và thấm hút tinh trùng. Mặt còn lại có dây đeo hỗ trợ để kéo ra loại bỏ.

Ưu điểm

Để sử dụng phương pháp này, bạn không cần phải có toa thuốc của bác sĩ và sự hợp tác của đối phương. XX có thể chèn vào thời điểm trước khi quan hệ tình dục và nó có thời gian bảo vệ trong 24 giờ. Xác suất thành công của miếng bọt tránh thai là 84%.

Nhược điểm

Người dùng có thể bị dị ứng với chất diệt tinh trùng hoặc polyurethane có trong miếng bọt. Đặc biệt, miếng bọt tránh thai mặc dù có thể ngăn ngừa mang thai nhưng không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Ngoài ra, một số trường hợp đã gặp phải khó khăn trong việc loại bỏ miếng bọt biển do chúng bị lọt vào quá sâu trong âm đạo.

Mổ xẻ cách tránh thai hiện đại 1

2. Màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai đặt âm đạo (gọi tắt là VCF) có hình vòm, nông, có vành dẻo, được làm bằng latex để đặt vào âm đạo, bao phủ cổ tử cung.

Ưu điểm

VCF thích hợp cho dùng 1 lần cho mỗi lần XXX. Lớp màng cũng không cần phải lấy ra mà sẽ tự hấp thụ với tinh trùng và theo dịch tiết âm đạo trôi ra ngoài.

Phương pháp có tác dụng tốt tương đương viên uống tránh thai và dụng cụ tử cung mà lại không gây hại sức khỏe do không chứa hormone như thuốc.

Nhược điểm

Người dùng màng tránh thai vẫn có nguy cơ mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Thêm vào đó, VCF cũng có giá thành khá đắt so với các sản phẩm chỉ dùng 1 lần.

3. Thuốc tiêm tránh thai

Mỗi mũi tiêm tránh thai có tác dụng tránh thai trong 3 tháng vì chứa một hàm lượng cao hormone progestin. Thuốc có tác dụng ức chế rụng trứng, làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn tinh trùng di chuyển, làm mỏng nội mạc tử cung và giảm nhu động của vòi trứng.

Thuốc sẽ được tiêm vào vùng trên của cánh tay hay mông 3 tháng/lần. Mũi tiêm đầu tiên sẽ được tiêm trong 5 ngày đầu của thời gian hành kinh để có hiệu quả ngay tức khắc.

Ưu điểm

Sử dụng thuốc tiêm là một cách tránh thai an toàn. Thuốc có hiệu quả tránh thai cao và thời gian tránh thai kéo dài, rất tiện cho bạn gái không có điều kiện uống viên tránh thai hằng ngày. Hiệu quả của thuốc có thể đến 97%.

Nhược điểm

Khi dùng thuốc tiêm tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị thay đổi như kinh không đều hoặc hoàn toàn không thấy kinh.

Sự hồi phục kinh nguyệt bình thường sau khi ngừng thuốc có thể chậm, đôi khi vài tháng sau mới thấy có kinh trở lại, do đó khả năng sinh sản cũng bị chậm theo.

Ngoài ra, phụ nữ tránh thai bằng cách này có thể tăng cân, cương đau ngực và bị trầm cảm. Nếu muốn dùng dài hạn từ 2 năm trở lên, XX nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc và kiểm tra định kỳ.

Tương tự các phương pháp tránh thai trên, thuốc tiêm cũng không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

Mổ xẻ cách tránh thai hiện đại 2

4. Miếng dán tránh thai

Đây là dạng thuốc hấp thụ qua da, không qua đường tiêu hóa. Cao dán tránh thai được dùng để dán vào da mỗi tuần một lần, liên tục trong 3 tuần của chu kỳ kinh nguyệt. Các hormone được giải phóng từ từ sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng.

Miếng dán có kích thước khoảng 4,5 x 4,5cm. Bạn có thể dán vào da ở bụng dưới, ở mông hay phần trên của cơ thể vào ngày đầu của kỳ kinh và có tác dụng suốt 7 ngày.

Ưu điểm

Do là dạng cao dán nên nồng độ thuốc đưa vào máu ổn định, ít tác dụng phụ. Phương pháp tiện dùng cho người không uống được thuốc, hiệu quả đối với các trường hợp như tiêu chảy hoặc ói mửa nhờ việc thuốc hấp thụ qua da, không qua đường tiêu hóa. Tỉ lệ thành công của miếng dán tránh thai khoảng 95%.

Nhược điểm

Tương tự như các phương pháp tránh thai khác, thuốc dán có những tác dụng phụ như nhức đầu, căng ngực, tăng cân… Ngoài ra, do giá thành của thuốc khá cao nên có ít người tránh thai bằng phương pháp này.

5. Vòng tròn tránh thai âm đạo

Vòng tránh thai âm đạo (hay còn gọi là NuvaRing) là một vòng tròn trong suốt, co dãn tốt. Mỗi tháng bạn chỉ dùng đặt một lần, để liên tiếp trong 3 tuần rồi bỏ ra, 1 tuần sau đặt lại vị trí cũ.

Ưu điểm

Thao tác sử dụng gọn nhẹ và nhanh chóng là một lợi thế lớn của vòng tránh thai. Bạn cũng sẽ không hề thấy có sự bất tiện nào xảy ra trong suốt quá trình sử dụng, do đó nó rất thích hợp cho những XX hay vận động mạnh. Xác suất thành công của phương pháp này lên tới 92%.

Nhược điểm

NuvaRing có chứa hormone etonogestrel, một dạng chất hoạt hóa của desogestrel có công dụng tránh thai nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ bị cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch) cho người dùng.

Một số người dùng cũng mắc những phản ứng phụ của vòng tránh thai như đau đầu, tăng cân, buồn nôn... Và phương pháp này cũng không ngăn chặn được các căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Mổ xẻ cách tránh thai hiện đại 3

6. Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung, gồm có nhiều loại như vòng hình chữ T, chữ S và hình cánh cung… Phổ biến nhất hiện nay vòng tránh thai hình chữ T và cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 - 3cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không.

Ưu điểm

Vòng tránh thai có thể đặt trong tử cung tới 5 năm. Đặc biệt thích hợp với XX có lượng nguyệt kinh quá nhiều và hay bị đau bụng kinh. Xác suất thành công của nó lên tới 99%.

Nhược điểm

Một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến người dùng, chẳng hạn như nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung. Ngoài ra, với một số người còn cảm thấy nhức đầu, buồn nôn, đau ngực, mụn trứng cá, rong huyết kéo dài, vô kinh, thiểu kinh.

Đặc biệt, phương pháp vòng tránh thai khá "kén" đối tượng sử dụng. Theo bác sĩ, bạn chỉ nên đặt vòng khi đã có con. Thêm vào đó, nếu XX có bệnh lý về đường tình dục thì không được tránh thai bằng cách này.


Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày