Kính áp tròng và 10 thắc mắc không thể bỏ qua

Phạm Nam Hoàn-Theo PLXH, Theo 00:01 22/11/2010
Chia sẻ

Chắc hẳn chúng mình chẳng còn lạ lẫm gì với kính áp tròng cũng như những đặc tính của em ý nữa. Nhưng hãy thử xem bạn đã hoàn toàn hiểu rõ em ý như lòng bàn tay chưa nhé!<img src='/Images/EmoticonOng/04.png'>

1. Mất bao lâu để mắt quen với kính áp tròng?

Khả năng thích nghi với loại kính này của mỗi người lại khác. Nó phụ thuộc vào mức độ nhảy cảm và khả năng tiếp nhận của mắt cũng như phụ thuộc vào từng loại kính teen sử dụng.

Thông thường sẽ mất khoảng 1 ngày để mắt trở nên quen với sự hiện diện của “vật thể lạ” ấy, nhưng cũng có khi phải mất tới tận 2 tuần cơ đấy.



2. Bảo quản kính áp tròng ra sao?

Bước này đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của em ý và đem lại sự an toàn cho sức khỏe cũng như mắt huyền của teen. Cách gìn giữ và bảo vệ nó tùy thuộc vào từng loại cụ thể và nên được sự hướng dẫn chi tiết của bác sỹ . Nhưng có một số điểm mà chúng mình cần lưu ý như:

- Luôn rửa sạch tay với nước ấm và xà bông rồi lau khô với khăn trước khi có ý định chạm vào em ý. Đừng để bất kỳ tí bụi bẩn hoặc bọt xà bông nào dính vào mắt kính vì nó sẽ làm đau, rát hoặc mờ mắt.

- Teen hãy rửa kính bằng nước ấm hoặc dung dịch vô trùng để đảm bảo tiêu diệt hết lũ vi trùng xấu xa nhé.

- Đặt em ý vào lòng bàn tay, rồi dùng ngón trỏ lau nhẹ nhàng teen nha. Tuyệt đối đừng thử lòng dũng cảm của ý bằng cách cho vào miệng đâu đấy.


3. Tớ phải đủ bao nhiêu tuổi mới có thể đeo kính áp tròng?

Cái này thì  teen khỏi phải băn khoăn. Tuổi tác không hề ảnh hưởng gì tới khả năng đeo kính áp tròng cả. Quan trọng nhất là làm sao để bảo quản và chăm sóc em ý thật đúng cách thôi. Nếu không, em ý có thể “lặn không sủi tăm” hoặc làm tổn thương tới mắt chúng mình.


4. Liệu em ý có thể “mất tích” trong mắt tớ không?

Có rất ít khả năng này. Em ý chỉ có thể bị mắc kẹt dưới mí mắt chúng mình, làm chúng mình cuống lên khi không tìm thấy thôi. Teen hãy thật bình tĩnh để “lùa” em ý ra khỏi mắt xinh nhé, hoặc có thể nhờ đến sự trợ giúp của gặp bác sỹ để đưa em ý về đúng chỗ.


5. Tớ không hiểu loại “hàng ngày” và loại “qua đêm” khác nhau ở điểm nào?

Rất đơn giản bạn ạ. Kính áp tròng hàng ngày nghĩa là mỗi ngày teen đều phải cho ý em ý nghỉ ngơi bằng cách tháo em ý ra trước khi đi ngủ và đeo lại vào sáng hôm sau. Với loại "qua đêm” thì lại khác, teen có thể đeo em ý liên tục (suốt 6 ngày luôn), không kể ngày đêm nhé. Em này cũng giúp mắt chúng mình hấp thu nhiều oxy hơn em “hàng ngày” đấy.

Nhưng cũng chính vì tính năng ưu việt này nên nó đòi hỏi bạn phải sở hữu một đôi mắt hoàn toàn khỏe mạnh để có thể sẵn sàng chiến đấu với nhiều áp lực hơn và có thể lọc bụi tốt hơn so với em “hàng ngày”. Nó cũng đắt hơn em ý nữa đấy.


6. Tớ có cần chú ý gì khi mua kính áp tròng không?

Trước khi mua em này, bạn nhất thiết phải kiểm tra mắt đã nhé. Sau đó là lấy nhận xét cũng như đơn kê của bác sỹ về tình hình mắt ra sao.

7. Ngoài loại “hàng ngày” và “qua đêm” ra, còn có loại kính áp tròng nào khác nữa không?

Có luôn teen ạ. Rất nhiều loại khác nhau cho chúng mình tha hồ lựa chọn đấy, như kính màu này, kính hai tròng này (loại này đang được chúng mình sử dụng rộng rãi), áp tròng cho mắt loạn này, áp tròng ngăn tia UV này, các loại áp tròng đặc biệt nữa và còn nhiều loại khác trên thị trường.


8. Làm sao tớ biết được loại nào thì hợp với tớ?

Rất đơn giản, bác sỹ chuyên khoa mắt sẽ hỗ trợ bạn trong việc này. Tất nhiên chúng mình không thể tự quyết định được việc hệ trọng như thế này rồi.

9. Loại áp tròng dùng một lần có tốt như loại “hàng ngày” không?

Có chứ, loại dùng một lần cũng ưu việt như loại “hàng ngày’. Vì tuổi thọ của các em ý khá ngắn nên có vẻ an toàn cho mắt chúng mình hơn. Lí do là vì sẽ có ‘đất dụng võ’ cho lũ vi khuẩn xâm nhập, lây lan và phát triển trong đó. Tính ưu việt này cũng giúp chúng mình tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm mắt cũng như không tổn thương tới mắt nữa.


10. Sau khi được đeo kính áp tròng rồi, tớ có cần đi khám mắt định kỳ nữa không?

Có, đặc biệt với những teen là lính mới trong lĩnh vực này đấy. Thông thường bác sỹ sẽ yêu cầu bạn khám lại sau tuần đầu tiên đeo kính để đảm bảo rằng em ý hoàn toàn phù hợp với bạn và rằng bạn đang chăm sóc em ý đúng cách.


Nếu đã có thâm niên với các em này rồi, bạn cũng đừng nên chủ quan mà quên luôn bác sỹ nhé. Hãy định kỳ khám mắt hai năm một lần.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày