1. Bao quy đầu của em vẫn có thể tuột xuống được nhưng mỗi lần như thế thì em cảm thấy hơi đau. Có phải em bị hẹp bao quy đầu? Em có thấy nói về việc cắt bao quy đầu nhưng em chưa thực sự hiểu cắt bao quy đầu thì sẽ như thế nào? – Tuấn Anh (HN).Trả lời:
Chào bạn,
Bao quy đầu là phần da bao quanh vùng đầu của “cậu nhỏ”. Thông thường khi đến tuổi dậy thì thì bao quy đầu sẽ tuột ra khỏi “cậu nhỏ” ít hoặc nhiều khi cương cứng để lộ quy đầu. Nếu bao quy đầu của bạn không tuột xuống được hoặc khi tuột xuống gây đau rát thì có thể bạn đã bị hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu rất nguy hiểm vì khi đó những chất bẩn dễ tính tụ, đặc biệt là nước tiểu khiến cho “cậu nhỏ” của bạn dễ bị viêm nhiễm, mắc bệnh. Hẹp bao quy đầu không được chữa trị kịp thời là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư dương vật.
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu đơn giản, được thực hiện trong thời gian ngắn. Khi đó các bác sĩ sẽ bóc tách và cắt phần da quy đầu ra khỏi “cậu nhỏ” của bạn. Trong quá trình thực hiện bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vì thế bạn sẽ không có cảm giác đau.
Sau khi thực hiện cắt bao quy đầu bạn cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn giữ gìn vệ sinh của bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng. Thông thường sau 2 tuần “cậu nhỏ” của bạn sẽ “hoạt động” bình thường. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi quết định thực hiện cắt bao quy đầu.
2. Em có cảm giác là “cậu nhỏ” của mình hơi ngắn và bé so với mọi người. Em muốn đi khám để xem có bình thường không nhưng không biết phải đi khám ở đâu. – H.Mạnh (Ray…@yahoo.com).Trả lời:
Mạnh thân mến,
Theo nghiên cứu của bác sĩ ở bệnh viện Bình Dân - thành phố Hồ Chí Minh thì kích cỡ trung bình “cậu nhỏ” của người Việt Nam là dài 11,2 cm, chu vi 8,8 cm, lúc "cực tiểu" chiều dài còn 6,6 cm. Vì thế, nếu “cậu nhỏ” của bạn có thể xê dịch so với chuẩn này một vài cm là chuyện khá bình thường.
Theo các bác sĩ thì chỉ khi “cậu nhỏ” của bạn lúc cương chưa đạt được chiều dài 7,8 cm và lúc bình thường chưa đạt 3,8 cm thì mới cần nghĩ đến các biện pháp để “cải thiện” chiều dài cho “cậu nhỏ”.
Bạn có thể đến một trong những địa chỉ dưới đây để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn:
Tại Hà Nội:- Trung tâm nam học, bệnh viện Việt Đức -14 Phủ Doãn các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần hoặc liên hệ điện thoại số 0903201919 để được giải đáp thêm.
- Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (Light) - Toà nhà số 4, nhà A2, đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ và tư vấn miễn phí: (04) 2696269/ (04) 2696262. Lịch làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7, sáng 8h - 12h; chiều 13h30 - 17h30. Nghỉ Chủ nhật.
- Tâm Anh Hospital, số 30A Phố Lý Nam Đế, Quận Ba Đình. Số điện thoại: (84-4) 7478526 của bác sĩ chuyên về Nam khoa GS.TS. Trần Quán Anh.
Tại thành phố Hồ Chí Minh:- Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân - 371 Điện Biên Phủ - Phường 4 - Quận 3.
- Khoa Bệnh học giới tính Nam của Bệnh viện trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoặc bạn có thể đến khám tại chuyên khoa tiết niệu, nam khoa của các bệnh viện.
3. “Đèn dầu” của em thường bị ngứa. Em tự mua thuốc uống có được không hay cần phải đi khám?- Linh (kira…@yahoo.com).Trả lời:
Chào Linh,
Việc “đèn dầu” của bạn bị ngứa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như bệnh bị viêm nhiễm, do giữ gìn vệ sinh kém. Đặc biệt đối với các bạn nam ở lứa tuổi dậy thì thì việc giữ gìn vệ sinh kém thường là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bạn cần phải chú ý vệ sinh “đèn dầu” hàng ngày. Khi vệ sinh bạn nên lưu ý tuột bao quy đầu xuống để có thể rửa sạch các chất bẩn tích tụ. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc quần chip có thoáng mát, thấm mồ hôi, co giãn tốt.
Để xác định được nguyên nhân cụ thể bạn cần phải đi khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể. Bạn không nên tự mua thuốc uống hoặc bôi vì có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn do không được chữa trị đúng cách.