Hướng dẫn cách xây dựng thực đơn "clean - eating" cho người Việt

Jinilyn, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 26/05/2015
Chia sẻ

Đây là phương pháp ăn kiêng đang rất nổi tiếng ở nước ngoài đấy!

Phương pháp clean - eating - ăn sạch -  tập trung vào các thành phần lành mạnh, gần gũi với tự nhiên hơn, và ít thực phẩm chế biến. Các bữa ăn vẫn chứa carbs (như cơm, bún), nhưng nó cũng chứa nhiều các loại rau, xà lách và các lựa chọn lành mạnh hơn.

Ăn “sạch” hướng tới sự đơn giản nhưng đủ chất trong ăn uống hơn là đề cập đến lượng đạm, bao nhiêu calo hay có chất béo chuyển hóa hay không. Điều này có nghĩa là bạn chỉ nên ăn những loại thức ăn “thuần” đúng nghĩa, không có bất kỳ ảnh hưởng nào từ các chất liệu do con người chế tạo được (như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản hay chất tạo màu).


Clean - eating có công dụng thanh lọc cơ thể, cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động cả ngày nhưng đồng thời cắt giảm các độc tố, chất béo không cần thiết, rất có tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và giảm cân. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc thực hiện clean - eating vẫn còn một số hạn chế nhất định. 

Những hạn chế khi thực hiện phương pháp clean eating ở Việt Nam

Tuy phương pháp giảm cân này vẫn đang được nhiều phụ nữ tin tưởng theo đuổi, song tại Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định khi tự thiết kế thực đơn. 

Nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng

Phần lớn người Việt Nam chưa trang bị đủ kiến thức về dinh dưỡng, cách chọn món ăn sao cho đầy đủ các chất cần thiết để bổ sung cho cơ thể, dẫn đến hiện tượng dư thừa chất này nhưng lại thiếu hụt chất nọ. Điều này không những làm giảm hiệu quả quá trình giảm cân, mà còn có nguy cơ đối mặt với tác dụng phụ của việc dư thừa một chất “sạch” nào đó đã vô tình cho quá nhiều vào bữa ăn của mình. 


Nguồn thực phẩm không thật sự “sạch”

Trên thị trường có nhiều loại rau, củ, quả, các sản phẩm không rõ nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, chưa kể nông nghiệp nước ta vẫn theo hướng truyền thống, sử dụng nhiều hóa chất, phân bón và thức ăn gia súc tăng trọng. Điều đó khiến không ít người mua phải thực phẩm “bẩn”, nhiễm độc mà vẫn yên tâm sử dụng. Ở trường hợp khác, nhiều người buộc phải chọn những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành đắt hơn rất nhiều.

Kế hoạch “ăn sạch” chưa đúng chuẩn 

Ở nước ngoài, các chuyên gia dinh dưỡng thường đưa ra lời khuyên trên báo chí hoặc xuất bản sách nấu ăn dành cho người quan tâm đến một chế độ giảm cân nhất định. Nhưng ở Việt Nam lại chưa có nhiều kênh chia sẻ thực đơn clean - eating uy tín, chủ yếu vẫn là do truyền đạt kinh nghiệm giữa những người thân với nhau. 


Vì vậy, nhiều người cảm thấy hoang mang khi tự xây dựng thực đơn cho riêng mình, dù nhận thức được sự cần thiết của clean eating nhưng vẫn không thể thực hiện được. Nếu tự thực hiện clean - eating, đa số chúng ta thường nhầm lẫn với ăn chay, chỉ ăn rau xanh, kiêng thịt và nghĩ như thế là đủ thải độc cho cơ thể.

Gợi ý thực đơn clean - eating: 

Ngày 1

Bữa sáng (7h): Ngũ cốc tùy chọn, 1 quả chuối, ¾ cốc sữa tươi không đường

Bữa ăn nhẹ (10h): 100gr dâu tươi thái nhỏ.

Bữa trưa (12h): 1 bát cơm, thịt gà lọc da, rau củ tùy ý.

Bữa xế (3h): 1 quả lê, 100gr nho.

Bữa tối (6h): 200gr tôm luộc, càng nhiều rau càng tốt.


Ngày 2

Bữa sáng (7h): 2 quả trứng ốp la với 75g ớt xanh và nhiều rau xanh.

Bữa ăn nhẹ (10h): 100g gà luộc thái nhỏ.

Bữa trưa (12h): 1 ức gà nướng, salad với nhiều rau xanh, đậu xanh & ¼ muỗng café dầu oliu.

Bữa xế (3h): 100g ức gà nướng & ¼ quả dưa leo.

Bữa tối (6h): 100g ức gà nướng với nhiều rau xanh.


Ngày 3

Bữa sáng (7h): 2 miếng thịt luộc.

Bữa ăn nhẹ (10h): 2 quả trứng luộc với rau củ tùy thích.

Bữa trưa (12h): 1 miếng cá phi lê, nửa bát cơm.

Bữa xế (3h): 1 quả táo, 150gr hạt các loại như đậu, hạt điều, hạt bí...

Bữa tối (6h): 1 bát cơm, thịt gà lọc da, rau củ tùy ý, 1 quả cam.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày