Đau đớn, khổ sở khi răng khôn "dở chứng"

Bác sĩ Mèo, Theo Trí Thức Trẻ 12:00 19/09/2012
Chia sẻ

Nên nhổ hay để chúng tự rụng nhỉ?

dau-don-kho-so-khi-rang-khon-do-chung

Năm nay em 16 tuổi và là nữ. Suốt từ năm ngoái cho đến giờ, em bị mọc răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên không hiểu sao mà những chiếc răng này không mọc dứt điểm 1 lần mà chúng cứ mọc được 1 chút lại dừng lại, mấy tháng sau lại mọc thêm chút nữa. Mỗi lần như vậy là em lại bị sốt, đau và sưng hàm đến mức không ăn, không nói được. Mong bác sĩ giải đáp liệu răng khôn của em có bị mọc lệch không và cách xử lý chúng như thế nào ạ? Em xin cảm ơn! (kienc0n...@yahoo.com)
dau-don-kho-so-khi-rang-khon-do-chung

Chào em,

Nằm phía trong cùng của hàm răng, răng khôn (răng số 8) là răng mọc cuối cùng của mỗi người. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại rất phổ biến.

Quá trình mọc 2 răng khôn hàm trên thường diễn ra bình thường. Riêng 2 răng khôn hàm dưới, do xương hàm dưới hẹp nên rất hay mọc lệch. Nó có thể lệch về phía trước, húc vào răng số 7 hoặc lệch ra má, vào phía dưới, chìm trong xương hàm, có lợi trùm hay bị cả xương và lợi che lấp (gọi là răng mọc ngầm).

 
- Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai biến như lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt. Nếu viêm lan rộng, bệnh nhân có thể sưng to một bên mặt, vùng lợi ở góc hàm căng đỏ, trên mặt có mủ, rất đau, không há được miệng, không ăn uống được.
 
Nếu không xử lý kịp thời, viêm túi mủ răng khôn có thể chuyển thành viêm phần mềm xung quanh, áp xe hoặc viêm tổ chức liên kết lan tỏa, có thể lan vào xương hàm, gây cốt tủy viêm xương hàm… Đối với những trường hợp nhẹ hơn, vùng răng khôn mọc lệch đầu đau âm ỉ mấy ngày rồi hết.
 
- Nếu răng khôn mọc lệch húc vào răng số 7 gây sâu răng, kẽ răng ở đây bị viêm lâu ngày sẽ thành tiêu xương. Cuối cùng răng số 7 cũng bị viêm tủy, viêm quanh cuống răng và lung lay, phải nhổ bỏ, làm giảm hẳn sức nhai vì số 7 và số 6 là hai răng chủ lực nhai của hàm…

Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, nếu em thấy xuất hiện các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ thì có thể dùng kháng sinh Spiramycin (Rodogyl) 2 viên/lần x 3 lần/ngày kết hợp với thuốc giảm đau Paracetamol 1 viên/lần x 3 lần/ngày ( nếu kèm sốt).

Tuy nhiên khi đã dùng thuốc trong 1 tuần mà các triệu chứng trên vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ Mèo khuyên em nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa để nhận được chỉ định điều trị phù hợp (như trích mủ, cắt lợi trùm, hoặc nhổ răng khôn...).

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

dau-don-kho-so-khi-rang-khon-do-chung

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày