Rừng nhiệt đới Amazon đang liên tiếp tạo ra loạt con số kỷ lục về hỏa hoạn trong năm nay , và giờ đây khói từ những ngọn lửa hung tàn đang ngày càng lan rộng ấy đã được ghi lại từ vệ tinh của NASA và NOAA từ không gian.
Theo dữ liệu vệ tinh của Viện nghiên cứu Không gian quốc gia (INPE) cho thấy mức tăng 83% so với cùng kỳ năm 2018. Cơ quan này cũng cho biết báo cáo dữ liệu vệ tinh của họ đã phát hiện hơn 72.000 vụ cháy kể từ tháng 1 năm 2019.
Hơn 72.000 vụ cháy đã xảy ra kể từ tháng 1 năm 2019.
Bản đồ cho thấy các đám cháy bao trùm một khu vực rộng lớn.
Khói bụi mù mịt do hỏa hoạn bao phủ nhiều khu vực dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân. Ngày 19/8 mới đây, khói dày đặc đã bao phủ hơn 1.700 dặm trong thành phố lớn nhất của Brazil, São Paulo.
Đầu tháng này, bang lớn nhất Brazil là Amazonas đã công bố tình trạng khẩn cấp, khi số lượng vụ việc cháy rừng xảy ra tại địa phương ngày một cao. Mùa cháy của Amazon - vốn được coi là "lá phổi của hành tinh" - mới chỉ bắt đầu - thông thường diễn ra từ tháng 8 tới tận tháng Mười, với đỉnh điểm rơi vào giữa tháng 9, nhưng người ta đã ngửi thấy hậu quả: khói bay cao và lan xa tới mức người ta có thể nhìn thấy khói từ ngoài quỹ đạo.
Cháy rừng ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Brazil kể từ khi Tổng thống Jair Messias Bolsonaro nhậm chức hồi tháng 1/2019. Chính phủ Brazil đang khuyến khích các hoạt động mở rộng đất đai cho nông nghiệp tại Amazon và cho phép người dân đốt rừng, thảo nguyên để lấy đất canh tác.
Điều này gây phẫn nộ trong một số bộ phận người dân vì họ cho rằng việc đốt rừng lấy đất canh tác chính là nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn ở Amazon.
Trên mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram được cư dân mạng lan truyền chóng mặt những bức ảnh cho thấy mức độ tàn phá kinh hoàng của ngọn lửa. Đặc biệt, những bức ảnh về những con vật chết cứng đơ không kịp chạy vì bị lửa nhấn chìm gây ám ảnh và phẫn nộ. Thậm chí có nhiều người còn sử dụng các hình ảnh đó để kêu gọi biểu tình, chỉ trích chính sách lấy đất rừng làm đất canh tác của tổng thống Brazil.
Tuy nhiên, đó thực chất đều là những bức ảnh đã cũ và không hề liên quan đến vụ cháy rừng ở Amazon.
Bài đăng này đã thu hút tới 1 triệu lượt thích trên Facebook để kêu gọi biểu tình chống chính phủ. Tuy nhiên, những bức ảnh đó không phản ánh đúng sự thật. Bức ảnh đầu tiên cho thấy một con vật chạy trốn khỏi ngọn lửa, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Folhapress Silva Júnior, vào ngày 17 tháng 8 năm 2011.
Bức ảnh một con thỏ bị chết cháy trong vụ cháy ở California năm 2018 không phải trong vụ cháy ở Amazon.
Bức ảnh hai mẹ con khỉ ở Ấn Độ vào năm 2017.
Bức ảnh một con báo đốm chết chưa rõ nguyên nhân, nhưng ít nhất thì người ta biết rằng nó đã xuất hiện trên Internet kể từ năm 2016.