Sự thật ăn nhiều mì tôm khi giãn cách xã hội có gây tác hại cho cơ thể?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 11:00 20/07/2021

Ngay khi mùa giãn cách xã hội vừa bắt đầu, nhà bạn đã sẵn sàng vài chục gói mì ăn liền đủ hương vị rồi. Dự trữ nhiều vậy, chắc hẳn nhiều lúc bạn cũng lo sợ ăn nhiều mì tôm sẽ gây hại cho cơ thể.

6 lý do khiến mì tôm "xếp đầu bảng" thực phẩm mùa giãn cách

Nếu có câu đố vui "Kể tên những món ăn không thể thiếu trong mùa giãn cách", chắc chắn sẽ có rất nhiều người nghĩ ngay đến mì tôm. Vì sao món ăn này được ưa chuộng đến vậy?

Đây là 6 lý do bạn không thể không nhắc đến:

1. Bảo quản được lâu: Trung bình, một sản phẩm mì ăn liền có thể bảo quản được từ 5-6 tháng mà không bị nấm mốc do có ẩm rất thấp. Vì vậy, đây đích thực là một sản phẩm dự trữ phù hợp cho bạn trong những ngày giãn cách.

2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Trái ngược với lo lắng của nhiều người, quy trình sản xuất mì ăn liền hiện nay đang được đảm bảo sản xuất theo quy trình rất nghiêm, mỗi sản phẩm đều được kiểm soát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra. Mùa giãn cách, lựa chọn một thực phẩm an toàn là yếu tố cần đặt lên hàng đầu.

3. Quá sức hợp túi tiền: Chẳng may "chị kế toán chậm lương" ít ngày trong mùa giãn cách hay việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ta cũng chẳng sao vì còn "bạn mì tôm" trên kệ bếp với chỉ từ vài nghìn cho một sản phẩm. Còn rẻ hơn 1 ổ bánh mì thịt…

4. Dễ kết hợp với mọi nguyên liệu khác: Cùng là gói mì tôm, nhưng chỉ cần một chút sáng tạo, bạn có thể cho ra đời hàng trăm món ăn hấp dẫn khác nhau, bằng cách kết hợp với các nguyên liệu phong phú có sẵn trong tủ lạnh hay trên kệ bếp.

5. Tiết kiệm thời gian nấu nướng: chỉ mất chưa tới 5-10 phút là bạn đã có ngay phần mì nóng hổi, ngon lành và cung cấp năng lượng vừa đủ cho một bữa ăn trong ngày.

6. Mì ăn liền vô cùng dễ nấu: Dù bạn có vụng về cỡ nào hay là thành viên của hội "Ghét bếp" thì cũng dễ dàng nấu ra được 1 tô hoặc món mì tôm, đơn giản. Chỉ cần chế nước sôi và chờ 3 phút thôi, quá dễ đúng không nào?

Sự thật ăn nhiều mì tôm khi giãn cách xã hội có gây tác hại cho cơ thể? - Ảnh 1.

Cơ thể phản ứng thế nào nếu bạn ăn nhiều mì tôm?

Thích thú ăn mải miết mì tôm trong mùa giãn cách, bỗng dưng nhiều bạn cũng đâm ra hơi lo lắng: Ngon thật đấy, tiện dụng thật đấy, nhưng ăn nhiều vậy thì tác hại mì ăn liền ra sao?

Cùng xem trong một gói mì ăn liền thông dụng (75g) có những thành phần dinh dưỡng nào và so sánh mì tôm với một số thực phẩm khác:

Sự thật ăn nhiều mì tôm khi giãn cách xã hội có gây tác hại cho cơ thể? - Ảnh 2.

Hàm lượng dinh dưỡng của mì ăn liền và một số thực phẩm thông dụng khác (Nguồn: Viện Dinh dưỡng)

Và đây là nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của người trưởng thành trong 1 ngày:

● Chất bột đường: 200-250g/ngày.

● Chất đạm: Nếu bạn khỏe mạnh, không có nhu cầu tăng hoặc giảm cân, lượng protein cần thiết là 0,8-1,3g/kg trọng lượng cơ thể, tương đương 56-91g/ngày cho nam giới, 46-75g mỗi ngày cho nữ giới.

● Chất béo: 60-77g/ngày. Tính trên chế độ ăn trung bình 2.000Kcal/ngày, bạn nên ăn khoảng 60g các loại chất béo lành mạnh mỗi ngày.

● Ngoài ra, người trưởng thành nên ăn từ 300g rau xanh, 100-200g trái cây mỗi ngày (ít nhất 400g rau củ quả) để đủ lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất.

● Năng lượng trung bình: 1.900-2.300Kcal/ngày.

So sánh giữa các chất dinh dưỡng mì tôm cung cấp và nhu cầu dinh dưỡng thực tế hằng ngày, có thể thấy ngay nếu bạn thường xuyên ăn mì tôm trong mà không bổ sung thêm thành phần nguyên liệu nào khác, cơ thể sẽ:

● Cung cấp tương đối đủ chất bột đường.

● Thiếu chất đạm.

● Chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu chất béo.

● Thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất đến từ rau củ quả.

● Đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu năng lượng tổng thể.

Nếu chỉ đơn thuần ăn mì tôm dài ngày, chúng ta sẽ gặp tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, rõ rệt nhất là thiếu chất đạm và chất xơ. Chính tình trạng thiếu chất xơ (thường gặp ở người không có thói quen ăn rau củ quả) dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Cách khắc phục vô cùng đơn giản là cần tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn, bổ sung vào mì ăn liền một lượng đạm vừa đủ (thịt gà, thịt bò, thịt heo, trứng, cá, tôm, mực); kết hợp với rau xanh (làm mì xào rau củ, cho vào món mì cà chua, cà rốt, giá đỗ, rau cải).

Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo lắng về cơ thế phản ứng của cơ thể đối với các chất phụ gia có trong mì ăn liền, cho rằng lâu ngày các chất phụ gia này sẽ tích trữ, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước hết, phải hiểu rằng, các chất phụ gia trong sản xuất mì ăn liền, đều phải nằm trong danh sách phụ gia được phép sử dụng do Bộ Y Tế quy định, các chất phụ gia này cũng phải được đảm bảo không được vượt quá liều lượng cho phép. Cơ thể chúng ta mỗi ngày đều có cơ chế đào thải, lọc bỏ các độc tố, các chất không cần thiết hoặc không hấp thu dinh dưỡng được để bảo vệ cơ thể hiệu quả. Vì vậy, các chất phụ gia nếu an toàn và sử dụng đúng liều lượng cho phép thì không có gì cần phải lo lắng.

Sự thật ăn nhiều mì tôm khi giãn cách xã hội có gây tác hại cho cơ thể? - Ảnh 3.

Mẹo chế biến mì tôm theo công thức 4-5-1: Vừa thơm ngon vừa đánh bay tác hại mì tôm

Công thức 4-5-1 được Bộ Y tế đưa ra vào mùa dịch năm ngoái nhằm giúp mọi người xây dựng cho mình chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trong đó:

● Số "4" nghĩa là bữa ăn phải đạt 4 yếu tố: cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường); cân đối giữa đạm động vật và thực vật; cân đối giữa chất béo động vật và thực vật; cân đối về vitamin và khoáng chất.

● Số "5" nghĩa là bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm (Nhóm lương thực: Gạo, bột mì; nhóm hạt các loại; nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa; nhóm thịt các loại, cá và hải sản; nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm; nhóm rau củ quả khác; nhóm dầu ăn, mỡ các loại.

● Số "1" nghĩa là một bữa ăn cân đối hoặc dinh dưỡng trong một ngày phải có sự hài hòa, đảm bảo nguyên tắc kết hợp giữa 4 yếu tố và 5 nhóm thực phẩm nói trên.

Áp dụng công thức trên khi biến tấu với mì ăn liền bạn sẽ có được nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng:

Trước hết, chọn loại mì yêu thích: Mì ăn liền làm từ nguyên liệu chính là bột lúa mì nên thuộc nhóm chất sinh năng lượng - tinh bột. Bạn hãy chọn bất cứ loại mì nào mình yêu thích làm nguyên liệu chính để chế biến nhé.

Bổ sung chất đạm: Phổ biến nhất là kết hợp trứng, tôm, thịt bò, thịt heo. Sáng tạo thêm thì có thể thêm thịt gà, mực, cá thác lác. Nếu ăn chay thì dùng đậu hũ, mì căn.

Kết hợp rau củ: Các loại rau dễ dàng kết hợp với mì ăn liền như cải xanh, giá, súp lơ, cà chua, cải thảo, cải thìa, hành lá. Thêm chút chanh, ớt để làm tăng vị ngon khi thưởng thức nhé.

Thế nào, giờ thì bạn tự tin trổ tài tạo ra các món mì "4-5-1" chất lượng cho mùa giãn cách, an tâm đánh bay mọi tác hại mì ăn liền rồi nhé!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày