Vân cảm thấy mọi việc vẫn ổn, dù bận rộn nhưng Vân luôn biết lượng sức mình để có thể cân bằng mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi khi nhận bất cứ một dự án nào, tham gia bất cứ một công việc gì, Vân luôn thận trọng và suy nghĩ thấu đáo, để tin chắc mình có thể làm nó tốt nhất mà không cảm thấy bất ổn ở bất cứ vấn đề gì từ cá nhân cho tới công việc.
Theo chị, một nghệ sĩ kinh doanh có những lợi thế và khó khăn gì?
Đúng rồi. Đây là một “công trình” lớn được Vân và công ty của mình ấp ủ, chuẩn bị được một thời gian khá dài. Tất cả mọi việc đã được lên kế hoạch triển khai một cách chi tiết và chuyên nghiệp. Vân rất kỳ vọng vào thành công của nó cũng như những giá trị mà học viện này sẽ mang lại cho những học sinh theo học nói riêng, cũng như tất cả mọi người yêu nghệ thuật nói chung.
Nguyên nhân nào khiến chị quyết định “đá sân” sang lĩnh vực đầy mới mẻ này?
Nghệ sĩ mở trường dạy học sẽ có rất nhiều lợi thế mà điển hình là tên tuổi và tài năng đã được chứng mình, tuy nhiên đó cũng chính là áp lực vì có nhiều ý kiến cho rằng nhiều học viên đến học chủ yếu để được gặp thần tượng, rồi khi học viên không thành công thì lại bị nhận xét rằng nghệ sĩ chưa đủ tầm… Chị nghĩ sao về vấn đề này?
Học viên theo học ở trung tâm của Vân là những người được chọn lọc. Bởi vì họ cần bỏ công sức khó nhọc để đầu tư cho việc học của mình, nên Vân không nghĩ rằng người nào chỉ “ham vui” có thể học chơi chơi khơi khơi rồi đi về.
Học chẳng để làm gì, thì vốn dĩ không cần phải học. Học mà chẳng ra được nghề, thì không nhất thiết phải học làm chi. Đầu vào là “đam mê”, đầu ra là “đam mê” đi kèm kỹ năng chuyên nghiệp để hành nghề. Thành công của một học viên không thể chỉ ở riêng người thầy, mà còn là sức phấn đấu của học viên ấy sau khi ra trường. Tính chuyên nghiệp và những sản phẩm sắp tới của VAA, sẽ chứng minh điều đó. Nên Vân không có lo lắng tới những sự dự đoán xa xôi của bất kỳ ai. Vân có niềm tin vào sự thành công, thì Vân sẽ bằng mọi giá không để cho mình thất bại.