Cảm ơn và xin lỗi là hai trong số những biểu hiện cho văn hóa ứng xử cơ bản của mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết xem trọng ý nghĩa của 2 cụm từ này, nhất là trong môi trường showbiz Việt.
Những lời cảm ơn không chân thành và vội vã
Ví dụ gần đây nhất có lẽ là đoạn
phát biểu cảm ơn BGK Bước Nhảy Hoàn Vũ 2013 của nam diễn viên
Hòa Hiệp khi anh bị loại.
Hòa Hiệp "cảm ơn" BGK vì đã
"chấm cho Hòa Hiệp số điểm để có thể ngừng cuộc chơi. Hòa Hiệp nghĩ mình nên ngừng cuộc chơi vì cảm thấy không còn vui với sân chơi này nữa bởi vì Hòa Hiệp thấy BGK căng thẳng với cặp đôi Hòa Hiệp quá, nếu đi tiếp thì chả hay ho gì". Lời cảm ơn rành rành mang mùi "khó chịu" và "dằn mặt" BGK ngay lúc chương trình đang phát sóng đã khiến cho
Hòa Hiệp mất điểm không nhỏ trong lòng công chúng. Chưa kể sau đó, anh còn
trả lời phỏng vấn với giọng điệu khinh thường BGK.
Chưa xét đến vấn đề BGK có "ép" Hòa Hiệp hay không, nhưng với vai trò là một thí sinh tham dự cuộc thi, trải qua nhiều tuần, cũng nhận được không ít những lời góp ý và chỉ dẫn của BGK, rõ ràng Lê Hoàng, Khánh Thi và Trần Ly Ly không đáng phải nhận "gáo nước lạnh" này. Và bản thân Hòa Hiệp cũng đang thể hiện ra cho mọi người thấy thái độ "kém văn minh" của mình.
Trường hợp
bài phát biểu của
Hương Tràm trong đêm trao giải
Cống Hiến cũng khiến nhiều khán giả trung thành và theo sát
The Voice mùa đầu tiên cảm thấy buồn và khó hiểu. Buồn vì cô bé tài năng 17 tuổi đã phải cần đến sự nhắc nhở của
Mỹ Linh bên cạnh mới nhớ ra mình còn phải cảm ơn "người thầy"
Thu Minh.
Nhiều ý kiến cho rằng nếu Hương Tràm có thâm niên đi hát chục năm thì việc bỏ quên lời cảm ơn cũng chả bị ai soi mói làm gì. Nhưng từ lúc đăng quang The Voice cho đến ngày nhận giải Cống Hiến, Thu Minh chắc chắn là người thầy có công lao lớn nhất đối với thành công của Hương Tràm. Lời cảm ơn đến trễ và vội vàng của Hương Tràm đã làm giảm đi ít nhiều ánh hào quang vốn xứng đáng dành cho cô bé tài năng này.
Không có thói quen nhận lỗi, hoặc nhận rồi thì "không cam tâm"
Chẳng biết có phải do phần đông công chúng Việt "xuề xòa" và không chấp nhặt quá hay không, mà hầu như các sao Việt đều không có phản ứng "sợ" công chúng và nghĩ mình cần phải xin lỗi thật tâm khi lỡ làm điều gì không hay.
Có lẽ cho đến giờ ít ai quên được buổi họp báo
"vô tiền khoáng hậu" của BTC
The Voice Việt khi xảy ra sự cố lộ băng ghi âm của
Phương Uyên cách đây 1 năm. Người ta gần như đang chờ cách BTC giải quyết thế nào, xem họ sẽ xin lỗi khán giả ra sao nhưng cuối cùng kết quả nhận được lại là những lí lẽ quanh co, chối tội và đẩy hết lỗi về phía... truyền thông. Sự phản ứng và thất vọng của khán giả sau buổi họp báo này là câu trả lời cho lời xin lỗi không thiện chí của chương trình này đến khán giả, những người đáng nhận được một lời xin lỗi vì đã bị đánh mất niềm tin.
Hoặc mới đây, vụ việc
Lý Nhã Kỳ và
"bản án phạt" dành cho các phi công buồng lái tự ý cho
Lý Nhã Kỳ vào chụp ảnh cũng là một trường hợp tương tự. Người ta thấy cựu đại sứ Du lịch đôi co với các anh chàng phi công "lỡ dại" chứ cho đến giờ vẫn chưa thấy được một câu xin lỗi của nữ diễn viên này dành cho các hành khách đi trong chuyến bay đó đã bị chuyện này làm phiền hoặc thậm chí là ảnh hưởng tính mạng do hành động bộc phát này của cô và phi hành đoàn.
Lý Nhã Kỳ chỉ lo đưa ra các
thông cáo báo chí "bảo vệ hình ảnh" của bản thân. Anh phi công đã sai khi làm điều đó, nhưng ít ra họ biết một lí lẽ rất cơ bản:
"Nếu có thì phải xin lỗi hành khách, liên quan gì đến Lý Nhã Kỳ". Vậy mà cựu Đại sứ Du lịch quốc gia vẫn chưa tỏ mình phải làm gì mới đúng lúc này.
Kết
Không chỉ riêng showbiz, bất cứ ai trong cuộc sống cũng nên học cho mình cách nói "cảm ơn" và "xin lỗi" nhiều lần trong cuộc sống. Vì nhân vô thập toàn, bạn cho dù có hơn người về tài năng hay sự giàu có, nhưng chính những ứng xử căn bản trong xã hội mới là thước đó cho giá trị của mỗi con người.