Kỳ 2: Tú “Thổ” từ sân phủi đến vô địch V-League
Với hậu vệ của Hà Nội.T&T, tấm huy chương vàng năm 2010 quý hơn tất
cả. Nó còn hơn cả tự hào, là thứ giá trị được khẳng định mà không gì có
thể đánh đổi với anh. Và nó là hiện thân của một thứ ý chí, khát vọng
của một cầu thủ đi lên từ đá phủi, được chơi chuyên nghiệp đá V-League
rồi có chức vô địch lịch sử cùng Hà Nội T&T trong năm đại lễ 1.000
năm Thăng Long – Hà Nội.
Tất nhiên, giống như vô số những cái tên nhẵn mặt trên các sân phủi,
Tú “Thổ” có
qua ăn tập. Nhưng khác với Sài Gòn hay các địa phương khác, đặc trưng
văn hóa và tư duy chơi bóng cùng việc dân phong trào chủ yếu đá sân 11, ở
Hà Nội một cầu thủ đá phủi rồi từng bước lên chuyên nghiệp như
Tú “Thổ”
thì đúng là “vừa hiếm lại quý”. Bởi ở Thủ đô, phủi chỉ đá sân 7 đất
nện, với những đặc trưng rất riêng biệt và chơi rồi thì cực khó để đá
sân lớn do khác biệt về kỹ thuật, tư duy lẫn thói quen xử lý bóng.
Ăn tập không đến đầu đến đũa,
Xuân Tú chuyển qua đá phủi. Nổi tiếng
trong màu áo bia
Cường Hói và khi Hà Nội T&T thành lập,
Tú được HLV
Triệu Quang Hà gọi về chơi bởi đánh giá cao về tốc độ, độ quái và lỳ lợm
của cầu thủ đậm chất phủi này. Tập tốt, chơi tốt và cứ thế hoàn thiện
dần rồi đi lên, cuộc đời anh bỗng nhiên rẽ sang một trang khác.
Trụ lại cho đến tận bây giờ, tính ra ở Hà Nội.T&T,
Xuân Tú là cầu
thủ cùng với tiền vệ
Hải An là 2 “công thần khai quốc” còn sót lại, khi
đi cùng đội bóng từ hạng Ba lên, cứ mỗi năm một hạng rồi V-League và vô
địch.
Những đồng đội cùng đưa Hà Nội T&T đi lên từ phong trào đó cứ rơi
rụng dần theo quy luật đào thải khắc nghiệt của bóng đá chuyên nghiệp,
nhưng riêng
Xuân Tú thì không. Vẫn có suất khi lên V-League và thậm chí
mùa 2010 mà đội bóng Thủ đô đăng quang
Tú “Thổ” còn đá nhiều, có công
không nhỏ trong chức vô địch.
Chuyên môn không nổi trội và đá chẳng ấn tượng hơn ai nhưng cầu thủ đa
năng này vẫn hữu dụng, đặc biệt khi đội gặp khó về lực lượng cần chữa
cháy hay gặp những “ca khó” cứ đưa cho
Tú “Thổ” là chơi tất. Đúng phong
cách của dân phủi, “nhạc nào cũng nhảy”, cứ cần là tung vào sân và
Xuân
Tú đá như nhiệm vụ, yêu cầu được giao. Như năm Hà Nội T&T vô địch,
phải mãi đến khi
Quốc Long từ Thể Công về, được trao cơ hội trong trận
thắng trên sân Lạch Tray thì hậu vệ biên này mới mất vị trí chính thức
khi trước đó đá liên tục.
Chuyện về
Tú “Thổ” cũng lắm giai thoại, bởi lăn lộn với bóng đá phong
trào nên anh rất lắm trò, nhất lại có hộ khẩu ở ngõ Thổ Quan (Hà
Nội). Đá trên sân cũng thế,
Tú “Thổ” thể hiện rất nhiều quái chiêu chỉ
có ở dân phủi. Thế nhưng điều mà cầu thủ này được đánh giá cao nhất và
vẫn trụ lại được ở Hà Nội T&T là khả năng thích nghi, là ý chí và
đam mê cháy bỏng với quả bóng cùng độ cứng cựa của một cầu thủ ít có
thói quen sợ.
Rất nhiều người vẫn bĩu môi khi nhắc đến
Tú “Thổ” nhưng có bao
nhiêu cầu thủ ăn cơm chuyên nghiệp ở Việt Nam, chứ chưa kể là dân phủi
chính hiệu, dám tự hào vỗ ngực “
tôi là nhà vô địch V.League” như
Xuân
Tú?! Không có, hình như chỉ có mỗi
Tú “Thổ”. Và chỉ có
Tú "Thổ"
mới may mắn và hạnh phúc khi có thể theo đuổi đam mê với cái nghề của
mình, thay vì phải làm một nghề bất kỳ nào đó để sống, lấy chỗ rồi đi đá
phủi.
Khá bận và kín lịch với những buổi tập luyện và thi đấu cùng với Hà
Nội.T&T ở mùa giải này, nhưng vừa qua
Tú “Thổ” vẫn được ông bầu
Cường “Hói” trao cho chiếc băng đội trưởng trong màu áo của FC Cường
Quốc thi đấu tại vòng 3 giải ngoại Hạng phủi Hà Nội lần thứ nhất
(HLP-S1). Đấy cũng là câu chuyện đáng chú ý về một trong những cầu thủ
nổi tiếng và không ít “lời bán tán” trên sân phủi Hà Nội.
Hết mùa 2012, Á quân V.League-Hà Nội.T&T và Á quân hạng Nhất – CLB
Hà Nội thách đấu nhau đá một “derby nhà T&T”. Họ đá xanh chín để
chứng tỏ hơn thua, và ở trận đấu được tổ chức trên sân Bách Khoa đó, tổ
V-League của những Tú “Thổ”, Long “Toại” (Quốc Long), Biển “trợn” (Văn
Biển), Dũng “lục” (Tiến Dũng), Duy “vẹo” (Ngọc Duy) với vài bổ sung
quân phủi chính hiệu từng chinh chiến trong màu áo Cường “Hói” vô địch
quanh Hà Nội mà Xuân Tú là nhân vật chính đã thắng “tâm phục, khẩu
phục” những anh em lứa dưới.
|