Trong cuộc trò chuyện với
Oprah Winfrey vừa được lên sóng truyền hình vào thứ 5,
Lance Armstrong thừa nhận anh đã dùng doping trong một khoảng thời gian dài, trong đó có ở cả các giải Tour de France, nơi anh từng 7 lần giành áo vàng. Hiện tại,
Armstrong đã bị tước cả 7 danh hiệu vô địch này và cả tấm HCĐ mà anh giành được ở Olympic Sydney 2000.
Sự thú nhận của Arstrong đang khiến anh đối diện với tội khai man
Sự thú nhận trước công chúng khiến
Armstrong đối diện với tội khai man, bởi trước đây anh từng tuyên thệ rằng đã không sử dụng bất cứ một loại thuốc tăng cường hiệu suất nào. Theo khẳng định của Cơ quan chống doping Mỹ (USADA):
“Armstrong đã thực hiện 7 phát biểu tuyên thệ tại một tòa án tại Dallas và có thể dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.Việc
Armstrong có nguy cơ phải vào “nhà đá bóc lịch” không phải viễn cảnh xa vời. Trước đây đã từng có tiền lệ kiểu này với trường hợp của
Marion Jones, VĐV rất nổi tiếng trong làng điền kinh Mỹ. Vận động viên chạy nước rút từng giành 5 tấm HCV tại Thế vận hội 2000, nhưng sau cũng bị tước sạch do thú nhận đã sử dụng doping.
Jones bị bỏ tù 6 tháng vì nói dối trước tòa về sự tham gia của mình trong vụ bê bối chất cấm liên quan đến phòng thí nghiệm Balco.
Tuy nhiên, nếu
Armstrong sợ phải vào tù thì anh sẽ phải vận động các mối quan hệ để xin được lệnh miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự vì khai man từ Bộ Tư pháp Mỹ. Hiện cơ quan này đã chưa bình luận gì về việc theo đuổi các cáo buộc chống lại
Armstrong nhằm cấp cho anh quyền miễn trừ để thoát tội.
Vào tù do khai man chưa phải rắc rối duy nhất của
Armstrong lúc này, tay đua người Mỹ đã bị đánh giá là chưa thực sự thành thật trong talkshow của
Oprah Winfrey. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, cựu Giám đốc USADA (2000-2007)
Terry Madden đã chứng thực câu chuyện của
Travis Tygart, CEO của tổ chức này nói hồi đầu tháng về việc
Armstrong từng có ý định mua chuộc họ khi vụ việc bắt đầu manh nha.
Theo đó, vào năm 2004 một người đại diện của
Armstrong đã liên hệ với
Tygart, lúc đó còn là luật gia tư vấn của USADA và đề nghị đóng góp cho cơ quan này 200 đến 250 nghìn đô la (khoảng từ 4,2 đến 5,25 tỷ đồng) nhằm để cơ quan này dừng tiến hành điều tra
Armstrong. Tuy nhiên
Madden đã không chấp nhận:
“Vì đạo đức, tôi đã nói với Travis hãy để nó xuống. Sau đó chúng tôi đã gọi điện cho người đại diện đó và nói rõ về quyết định của mình”.
Rắc rối vẫn tiếp tục đổ xuống đầu Armstrong
Danh tiếng của
Armstrong có thể nói hiện đã tan nát, nhưng ngay kể cả chấp nhận buông xuôi hết tất cả để sống một cuộc sống giản dị đời thường với anh bây giờ cũng không đơn giản, vì ngoài chuyện bị tước bỏ danh hiệu (đã xảy ra), ngồi tù (có thể sẽ tới), anh còn đứng trước nguy cơ trở thành con người “vô sản” thực sự nếu các nhà tài trợ trước đây đâm đơn kiện đòi lại tiền đầu tư, thưởng đã dành cho anh vì vi phạm hợp đồng.
Hiện tại thu nhập của
Armstrong giảm sút nhiều khi hàng loạt các hợp đồng quảng cáo đã bị hủy bỏ. Hàng năm cua-rơ người Mỹ kiếm được số tiền không nhỏ từ các quảng cáo cho các nhãn hiệu của Oakley, Nike, Trek, Giro, FRS, Anheuser-Busch, Honey Stinger và RadioShack, nhưng giờ dường như không ai dám ở cùng
Armstrong. Đó chưa phải điều tồi tệ nhất, bởi theo thông tin được tiết lộ, các nhà đầu tư trước đây cho
Armstrong mỗi năm thi đấu đỉnh cao vào khoảng 30 -150 triệu đô la (từ 630 đến 3.125 tỷ đồng).
Nếu họ theo đuổi kiện tụng và đòi lại số tiền này, chẳng mấy chốc
Armstrong sẽ khánh kiệt và lâm vào cảnh nợ nần. Được biết hiện Hãng bảo hiểm Dallas là cơ quan đầu tiên muốn đòi tiền của
Armstrong, cơ quan này đang đòi
Armstrong trả 12,5 triệu đô la (khoảng 262 tỷ đồng). Năm 2004, Dallas dựa vào thông tin về việc cua rơ người Mỹ dính dopping từ cuốn sách của Sunday Times nên đã không chi trả 5 triệu tiền thưởng.
Sau đó
Armstrong đã theo đuổi vụ kiện và thắng cuộc. Theo cách tính của hãng bảo hiểm trên thì đến giờ, tính tất cả các chi phí họ đã chi ra theo đuổi vụ kiện đã lên đến 12.5 triệu đô la (khoảng 262 tỷ đồng) và giờ
Armstrong phải trả lại số tiền này.