1. Chinlone
Chinlone là 1 cái tên còn khá xa lạ trong số các bộ môn thể thao hiện nay. Tuy nhiên, thực ra đây là 1 bộ môn đã có từ cách đây 1.500 năm và Myanmar chính là nơi trò chơi này diễn ra phổ biến nhất. Đây cũng là điều dễ hiểu khi tại kỳ Sea Games 27 được tổ chức tại Myanmar lần này, Chinlone lần đầu tiên được đưa vào thi đấu.
Trò chơi Chinlone đã có tới 1.500 năm tuổi.
Chinlone thực chất là 1 “người anh em họ” của bộ môn cầu mây. Cả 2 môn thể thao này người chơi đều phải dùng chân và đầu gối khống chế 1 trái bóng làm từ mây. Đây là 1 bộ môn không đòi hỏi tính đối kháng mà những người chơi sẽ thi đấu theo đội và được phân định thắng thua theo thang điểm đánh giá cảm tính của trọng tài, dựa trên các động tác kỹ thuật có độ lâu, khó, đẹp…
Chinlone được chính thức đưa vào thi đấu từ Sea Games năm nay.
Ngày hôm qua, đoàn thể thao nước chủ nhà Myanmar đã giành 2 HCV đầu tiên ở bộ môn Chinlone này sau khi vượt qua Thái Lan ở trận Chung kết với tỷ số cách biệt.
Đoàn thể thao Myanmar đã có 2 HCV ở bộ môn thế mạnh này.
2. Shorinji Kempo (Quyền pháp Thiếu lâm tự)
Đây là một trong chín môn võ thuật lớn của Nhật Bản (theo nhận định của tổ chức Nippon Budokan - Nhật Bản Võ đạo quán) và là một chi phái của võ Thiếu Lâm, do võ sư So Doshin (tên thật là Nakano Michio) sáng lập vào năm 1947 trên cơ sở môn Kungfu của Trung Quốc. Người Nhật Bản gọi môn này là “kempo”.
Môn võ có xuất xứ từ quyền pháp Thiếu Lâm Tự ra đời từ cách đây khá lâu.
Hiện có khoảng 1,4 triệu người trên thế giới đang theo học môn võ này.
Môn võ thuật này chỉ được chính thức đưa vào thi đấu từ Sea Games 26 tại Indonesia. Tuy nhiên với nền thể thao Việt Nam, Kempo vẫn còn là 1 bộ môn có phần mới mẻ. Ngày nay, Shorinji Kempo là môn võ nghệ thuật tại Nhật Bản với hơn 1,4 triệu người học trên 28 nước trên thế giới.
Trước khi được đưa vào thi đấu, Việt Nam có lẽ chỉ biết đến Kempo qua các trang... truyện tranh.
3. Đánh phỏm tranh huy chương
Tại Sea Games 26, các khán giả đã thực sự bất ngờ khi bộ môn… đánh bài được coi là 1 môn thể thao mà nước chủ nhà Indonesia đề xuất đưa vào thi đấu. Thậm chí bộ môn này còn có đến 9 bộ huy chương. Bài Bridge dành cho 4 người và có luật chơi khá giống với đánh bài phỏm của Việt Nam.
Đánh bài cũng được đưa vào bộ môn thi đấu.
Ban đầu, tưởng như môn này không được tổ chức do có quá ít nước đăng ký tham gia nhưng cuối cùng chủ nhà Indonesia vẫn thuyết phục được 3 nước, trong đó có Việt Nam góp mặt. Vì thế, đánh bài đủ điều kiện để tổ chức.
4. Cờ tưởng và cờ Đông Nam Á
Đây là 2 nội dung cờ khá mới lạ được đưa vào thi đấu chính thức ở kỳ Sea Games trước. Chơi cờ tưởng là ngồi xoay lưng lại với bàn cờ và mỗi nước đi được các kỳ thủ ghi ra giấy và chuyển cho đối phương. Vì các kỳ thủ không được nhìn nên khác với cờ truyền thống, bàn cờ với các quân di chuyển lại dành cho khán giả và trọng tài.
Các đấu thủ phải bịt mặt tham gia bộ môn này.
Hoặc quay lưng lại so với bàn cờ.
BTC SEA Games 2011 cũng đưa vào một “món lạ” là cờ Đông Nam Á (ĐNA) khiến cả Siêu đại kiện tướng quốc tế của Việt Nam, Lê Quang Liêm cũng tỏ ra ngỡ ngàng… Tại SEA Games 2011, Liêm không thi đấu cờ ĐNA nên cũng không có thời gian tìm hiểu môn này. Nhưng theo Liêm, cách xếp quân của cờ ĐNA khác cờ vua ở chỗ hàng tốt (gồm 8 quân tốt) được xếp cao lên phía trên một hàng. Nước đi, ăn quân của quân xe thì vẫn như cờ vua. Nhưng quân tượng, hậu và tốt đều đi và ăn quân theo cách rất lạ nên cách tư duy cũng rất khác cờ vua.
5. Đua thuyền truyền thống
Thực chất đây là môn đua thuyền rồng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bộ môn này bắt nguồn từ đời nhà Chu sau khi nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên qua đời. Đây cũng đồng thời là nét văn hóa đặc trưng của các nước khu vực Đông Nam Á. Ở môn thể thao này không có đơn, đôi mà chỉ có nội dung đồng đội gồm 22 người, trong đó có 20 VĐV chèo, một VĐV lái và một thủ lĩnh đánh trống chỉ huy.
Bộ môn đua thuyền rồng luôn đem lại hứng khởi cho các đội bởi lối chơi tập thể của nó.