Lionel Messi vừa trải qua 1 kỳ World Cup đáng nhớ với đội tuyển Argentina. Tuy nhiên anh cũng như hầu hết các siêu sao bóng đá khác tại giải đấu này không hề biết rằng họ sẽ là tâm điểm của cuộc chiến trị giá nhiều triệu đô trong tương lai giữa các liên đoàn bóng đá.
Các kỳ World Cup luôn là nơi hội tụ của các siêu sao bóng đá thế giới.
Sẽ ra sao nếu trận Chung Kết này là lần cuối cùng FIFA được đem những ngôi sao bóng đá như Messi, Neymar, Alexis Sanchez hay Thomas Muller đến World Cup? Chúng ta hãy cùng xem lý do vì sao điều này lại có khả năng trở thành sự thật.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter hẳn sẽ rất đau đầu nếu World Cup không có các siêu sao.
Quay lại thời điểm năm 2008, Hiệp hội các CLB châu Âu (ECA) đã chịu nhượng bộ khi đồng ý ký vào "Biên bản ghi nhớ" liên quan đến việc cho phép các cầu thủ trở về đội tuyển quốc gia thực hiện nhiệm vụ. Văn bản này sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng và hiện vẫn chưa có gì thay thế. Với việc không còn "Biên bản ghi nhớ", các CLB sẽ không bị ràng buộc trong việc cho phép các siêu sao của mình về nước thực hiện nghĩa vụ quốc gia.
"Biên bản ghi nhớ" là sự ghi nhận một nguyên tắc cơ bản – thực tế các cầu thủ đang là người đi làm thuê cho các CLB. Họ về thi đấu cho tuyển quốc gia vì những mục đích thương mại của các liên đoàn trực thuộc FIFA.
Tuy nhiên dù muốn hay không thì các CLB vẫn không có quyền quyết định do FIFA có ra một điều luật cho phép các cầu thủ về đá cho đội tuyển quốc gia.
World Cup luôn là giải đấu thể thao được mong đợi nhất hành tinh.
Những CLB hàng đầu ở châu Âu hiện cung cấp tới hơn 75% các cầu thủ thi đấu ở World Cup. Nhưng ngày 1/8 tới đây, họ sẽ có cơ hội khước từ mọi hoạt động thi đấu quốc tế của FIFA, điều gián tiếp làm lung lay chiếc ghế của ngài Sepp Blatter. Lần này, hành động của các CLB châu Âu có thể khiến cho World Cup thiếu vắng đi hàng loạt các ngôi sao và FIFA sẽ bị sụt giảm nguồn thu nghiêm trọng từ hoạt động này.
Ứng cử viên Quả Bóng Vàng World Cup 2014: Messi. Đây có thể là kỳ World Cup cuối cùng của anh?
Trước đó, đã có những dấu hiệu cho thấy việc này sớm muộn sẽ xảy ra. Năm 2011, chủ tịch của CLB Bayer Munich, Karl Heinz Rummenigge, khi đó vẫn còn là chủ tịch của ECA đã phát biểu: "Tôi không thể chấp nhận thêm nữa rằng thực tế chúng ta đang bị điều khiển bởi những con người không thẳng thắn và trung thực. Bây giờ là thời điểm chúng ta phải can thiệp, bởi vì nếu biết có sai thì nghĩa vụ là phải sửa.
Tôi không lạc quan bởi vì họ (các quan chức FIFA) tin rằng hệ thống này đang hoạt động rất hoàn hảo. Đó chỉ là một cỗ máy kiếm tiền, hết World Cup này đến World Cup khác. Và với họ, đó là điều quan trọng hơn cả việc quản lý công khai minh bạch".
Liệu Monaco có để James Rodriguez thoải mái về cống hiến ở đội tuyển Colombia?
Ảnh hưởng của những nguy cơ đến từ ECA có thể được cảm nhận qua các liên đoàn con trực thuộc FIFA trong vài tuần tới. Vòng loại của các giải đấu quốc tế từ châu Mỹ, châu Phi đến châu Á sẽ bắt đầu vào tháng 9 và các CLB sẽ có quyền quyết định có cho cầu thủ của họ về làm nghĩa vụ quốc gia hay không.
Những ngôi sao như Muller, Wayne Rooney hay Cristinao Ronaldo vẫn có thể chơi cho Đức, Anh và Bồ Đào Nha do những thỏa thuận riêng giữa các quốc gia châu Âu thông qua UEFA.
Tuy nhiên tranh cãi này không ảnh hưởng tới các cầu thủ châu Âu như Rooney.
Những tranh chấp xảy ra do sự bất đồng của FIFA và các CLB về những lợi ích kinh tế. Đơn cử, khoản tiền bảo lãnh các cầu thủ ở Euro 2016 tiêu tốn của UEFA tới 120 triệu bảng Anh (~ 4.400 tỷ đồng), nhiều gần gấp 3 lần khoản tiền 41 triệu bảng Anh (~1.500 tỷ đồng) mà FIFA đồng ý chi ở World Cup 2014. Các CLB cũng sẽ không thể bỏ qua khoản tiền 727 triệu bảng Anh (~ 26.500 tỷ đồng) đang nằm trong các tài khoản ngân hàng của FIFA, vốn sinh sôi nảy nở nhờ vào các ngôi sao mà chính họ đang phải trả hàng triệu đô tiền lương. Đó là một điều không hề công bằng.
Lập trường của ECA dấy lên những câu hỏi rằng liệu FIFA có đủ khả năng để cân bằng những yêu cầu của các CLB với sự đòi hỏi của chính các thành viên trong tổ chức của họ. Các liên đoàn con đều không mong muốn điều này và họ cũng không thích lợi nhuận bị chia sẻ cho các CLB. Chung cuộc là không bên nào muốn mình bị thiệt hơn.
Ban lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá thế giới sẽ phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
... nếu không muốn World Cup thiếu vắng những cầu thủ đẳng cấp thế giới.
Liên đoàn Bóng đá thế giới từng từ chối các đòi hỏi từ phía các CLB về việc đàm phán chia sẻ lợi nhuận từ năm 2012. Họ lý giải rằng do ngân sách có hạn nhưng các CLB không chấp nhận điều đó.
Theo một chiều hướng khác, Liên đoàn Các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp của Châu Âu (EPFL), đại diện cho 29 tổ chức của các giải đấu quốc nội trên khắp châu Âu và các CLB thành viên đã chấp thuận những thay đổi cần phải có trong tương lai về việc có nên cho các cầu thủ trở về thi đấu cho tuyển quốc gia hay không. Họ cho rằng nếu cần thiết sẽ tổ chức một giải đấu không nằm trong khuôn khổ của UEFA cũng như FIFA.
Hiện nay, các quan chức FIFA đã lắng nghe và chấp nhận đàm phán với ECA về chủ đề này. Các bên sẽ sớm tìm ra giải pháp thích hợp nhất.