Nhân vật đáng chú ý nhất trên các mặt báo đầu tuần này là Lance Armstrong, từng gắn liền với tên tuổi của nhãn hiệu thời trang Nike. Nhưng sau khi bị Armstrong làm xấu hổ thì nhà tài trợ có tên tuổi lớn liền cắt đứt mối quan hệ với cựu "huyền thoại" Tour de France, Lance Armstrong đã thất sủng trong mắt Nike.
Tiếp theo cũng là một huyền thoại khác, tay golf Tiger Woods. Với bê bối tình dục cuối năm 2009, Woods đã mất nhiều nguồn thu quan trọng, trong đó có các hợp đồng trị giá 35 triệu USD (khoảng 735 tỷ đồng) với AT&T , Accenture và quyết định không gia hạn hợp đồng trong chiến dịch quảng cáo “Những nhà vô địch Gillette” của nhãn hàng dao cạo râu Gillette trong quý đầu năm 2011.
Kình ngư Michael Phelps bị công ty Kellogg (công ty chuyên về thức ăn nhanh) cắt hợp đồng sau khi bức ảnh vận động viên này hút cần sa bị phát tán và gây xôn xao dư luận trong thời điểm anh đang ở đỉnh cao sự nghiệp.
Cũng giống với tay golf Tiger Woods, vận động viên bóng rổ nổi tiếng tại NBA, Kobe Bryant cũng bị cáo buộc tương tự bởi vụ tấn công tình dục. Nhà tài trợ Nike và McDonalds tuy vẫn duy trì hợp tác với Bryant nhưng đã cắt giảm đáng kể giá trị hợp đồng.
Một báo cáo về tình dục giữa cầu thủ bóng bầu dục Brett Favre với người đẹp Jenn Sterger bị gửi đến đội New York Jets và ngay sau đó cầu thủ này bị nhà tài trợ thời trang Jeans, Wrangler chấm dứt hợp đồng trị giá tới hàng triệu đô la Mỹ.
Với việc Wayne Rooney liên tục dính vào những phi vụ tai tiếng trong năm 2005, nhà tài trợ Coca-Cola đã phải chịu đựng sức ép từ dư luận với việc hình ảnh của họ suốt ngày bị phơi mặt báo cùng với cầu thủ của MU. Đại diện bên phía hãng nước giải khát Coca-Cola lên tiếng chấm dứt bản hợp đồng trị giá 10 triệu bảng (330 tỷ đồng) của mình với Wayne Rooney. Mới đây, "Gã Shrek" cũng đã bị hãng bia Tiger chia tay sau vụ lùm xùm về bê bối tình ái năm 2010.
Một trường hợp khá giống với Lance Armstrong đó là Barry Bonds, cựu vận động viên bóng chày của đội San Francisco Giants. Anh này đã bị hãng MasterCard, Charles Schwab và KFC cắt giảm tài trợ sau khi thừa nhận sử dụng các chất kích thích trong thể thao.
VĐV chạy cự ly 100m từng đoạt HCV Athens 2004, Justin Gatlin đã từng bị cấm thi đấu bốn năm vì hành vi sử dụng doping. VĐV này cũng bị nhà tài trợ nhà giàu Nike cắt giảm đáng kể sau vụ lùm xùm đó.
Magic Johnson, cựu ngôi sao bóng rổ đội Laker ở giải nhà nghề NBA bị nhà tài trợ Kentucky Fried Chichken “đá đít” sau khi biết tin ông đã nhiều lần lừa dối vợ và bị nhiễm HIV.
Jason Giambi, cầu thủ bóng chày hiện đang chơi cho Colorado Rockies đã “đánh rơi tiền” từ các nhà tài trợ như Pepsi, Arm & Hammer và Nike sau khi dính vào vụ bê bối sử dụng chất kích thích.
Ngôi sao làng bầu dục Mỹ, Michael Vick đã bị án tù 2 năm vì tội điều hành một băng “chó chọi” ăn tiền và bị Nike và một số nhà tài trợ khác như Reebok, Rawling, Upper Deck “treo giò” ngay lập tức. Nhưng sau khi Vick trở lại với National Football League thì Nike cũng đã tái ký kết hợp đồng vì thấy Vick “tích cực thay đổi bản thân”.
Liệu đối với trường hợp của Lance Armstrong – một tượng đài thể thao đã sụp đổ - thì các nhả quảng cáo có giang tay “cứu giúp” giống như trường hợp của Michael Vick không?