Sự chuyển hướng học tập từ phổ thông đến quãng đời sinh viên khiến chúng ta lầm tưởng đấy là việc thoát ly những ngây ngô, hồn nhiên. Tuy nhiên, câu hỏi mà Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Văn Tường, Trưởng ngành Tâm lý học Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đặt ra: "Trưởng thành có nhất thiết phải ép mình vào những khuôn khổ và áp lực?" làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.
Một "đứa trẻ bên trong" ai cũng có
Đừng quên rằng, trước khi trở thành sinh viên, hành trình sống của bạn khởi phát từ một đứa trẻ với một tâm hồn luôn tò mò và hiếu kỳ trước mọi thứ. Cho đến hiện tại, "đứa trẻ" ấy vẫn tồn tại trong mỗi chúng ta. Càng trưởng thành, chúng ta càng sống cẩn trọng hơn, không còn hồn nhiên học hỏi, tự do khám phá theo ý thích của một tâm hồn trẻ thơ. Chúng ta mắc kẹt giữa những suy nghĩ phức tạp và dần đánh mất đứa trẻ đó. Vậy nên, nếu không giữ một tâm hồn thật trẻ thơ thì làm sao chúng ta đủ hiếu kỳ để khám phá thế giới và can đảm trở thành người mình muốn?, đặc biệt là khi chúng ta của những năm tháng sinh viên.
"Bạn được tự do trưởng thành theo cách của riêng bạn" - TS. Nguyễn Văn Tường
John Dewey - Nhà triết học, nhà cải cách giáo dục người Mỹ đã nhấn mạnh rằng: "Hãy chấm dứt việc coi giáo dục là sự chuẩn bị đơn thuần cho cuộc sống tương lai, hãy coi giáo dục chính là cuộc sống ở hiện tại".
Nếu coi hiện tại chỉ là sự chuẩn bị cho tương lai, bạn có thể đánh mất chính mình, chạy theo những giá trị chưa chắc phù hợp với mình. Khám phá và sống hết mình cho hiện tại sẽ giúp bạn biến khó khăn thành trải nghiệm, biến áp lực thành động lực.
Theo TS. Nguyễn Văn Tường, là sinh viên, không nhất thiết lúc nào cũng phải tỏ ra mình là người trưởng thành, trong mỗi chúng ta đều có bản ngã của một đứa trẻ. Có thể bạn lớn lên với rất nhiều quy tắc và giới hạn, "đứa trẻ bên trong" của bạn chưa được tự do khám phá và trải nghiệm, điều đó không có nghĩa rằng bạn đã mất đi cơ hội được làm những điều mình thích. Với người trẻ, đích đến có một nhưng cách bạn chinh phục nó là không giới hạn. Học đại học cũng không ngoại lệ.
Nói về phương pháp tiếp nhận kiến thức, Carl Rogers, một đại diện tiêu biểu của trường phái tâm lý học nhân văn đã chỉ ra có 2 kiểu học: kiểu học từ cổ trở lên - tức là chỉ liên quan đến cái đầu - đây là kiểu học thiên về lý trí mà không có tình cảm, học theo kiểu này rất nhanh chán và mất đi những cơ hội trải nghiệm đầy thú vị; ngược lại, có kiểu học từ trái tim đi lên, đây là kiểu học đầy ý nghĩa và có tính trải nghiệm, khi đó học tập là sự tò mò không bao giờ biết chán, người học theo kiểu này có thể tự tin khẳng định: "Tôi đang khám phá, tôi đang kéo mình vào những gì ở bên ngoài và làm cho nó trở thành một phần thực sự của bản thân tôi".
Đại học - Nơi tỏa sáng những "đứa trẻ bên trong"
Thời đại 4.0, thế hệ Z luôn sẵn sàng cho mọi đổi mới, chủ động lựa chọn cho bản thân những điều mới mẻ để khẳng định tính cách, ngay cả trong định hướng tương lai.
Một môi trường đào tạo năng động, trẻ trung, góp phần khơi gợi tinh thần khám phá thế giới và sự can đảm trải nghiệm trong mỗi người như UEF chính là nơi lý tưởng cho nhiều học sinh gen Z.
Học đại học là hiếu kỳ trước những điều mới mẻ
Nếu ví đại học là một sân chơi rộng lớn, sinh viên phải dùng đôi mắt hiếu kỳ của trẻ thơ để khám phá và bay bổng với những sáng tạo không biên giới. Môi trường học tập ở UEF góp phần hình thành và phát triển phương pháp học tập chủ động (Active learning) thay vì học tập thụ động (Passive learning), người học chủ động là người học tự kiến tạo nên tri thức cho mình dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu, nguyện vọng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Người học chủ động không ép mình phải trưởng thành, mà trưởng thành cùng với sự "ngây thơ" của một đứa trẻ. Người học chủ động sẽ không bị dẫn dắt bởi người khác mà được thúc đẩy bởi những động lực đến từ bên trong, đó là sự tự hào về bản thân, đó là sự tò mò, hứng thú và say mê khám phá cuộc sống.
Sinh viên UEF thỏa sức sáng tạo với học phần PD
Tại UEF, áp dụng lý thuyết vào thực hành là phương pháp dạy và học được các giảng viên đặc biệt khuyến khích. Tư duy phát triển (growth mindset) sẽ giúp sinh viên vượt qua những giới hạn của tư duy cố định (fixed mindset). Môi trường học tập luôn gắn thực tiễn luôn mở ra vô vàn điều hay ho, đánh thức "đứa trẻ" trong mỗi sinh viên để mạnh dạn khám phá.
"Đứa trẻ bên trong" không chỉ được tạo điều kiện để phát triển tri thức mà còn có cơ hội nuôi dưỡng nguồn năng lượng, sức khỏe thể chất đợi ngày tỏa sáng, bung tỏa nội lực với những thành quả đáng tự hào.
Tự tin bung tỏa nguồn năng lượng tuổi trẻ
Gen Z chúng ta hãy tự tin chọn cho bản thân một môi trường học tập thật phù hợp ở đại học để "mỗi đứa trẻ bên trong" được can đảm cất lên tiếng nói và định hình tương lai đầy sáng tạo với nguồn năng lượng tuổi trẻ đầy say mê khám phá.