Mới đây, các chuyên gia từ ĐH Utah Seismograph Stations (UUSS) đã công bố các số liệu địa chất đáng lo ngại tại vườn quốc gia Yellowstone - nơi có siêu núi lửa lớn nhất lục địa Mỹ Yellowstone.
Cụ thể, các chuyên gia đã theo dõi các chấn động địa chất xảy ra trong khu vực này từ 12/6/2017. Kết quả, họ thu được... 1.284 trận động đất đã xảy ra, trong đó trận lớn nhất là 4,4 độ richter.
"Trong số này có 1 trận trên 4 độ, 7 cơn trong khoảng từ 3 độ, 105 trận 2 độ, 407 trận 1 độ, 736 trận trong khoảng 0 độ, và 28 trận có mức rung động địa chấn nhỏ hơn 0" - trích lời chuyên gia từ UUSS.
"Chúng diễn ra ở độ sâu từ 0 - 14km dưới mực nước biển."
Những cơn địa chấn này hoàn toàn có thể kích hoạt siêu núi lửa Yellowstone tái hoạt động. Và nếu có một vụ phun trào xảy ra, nó sẽ mạnh gấp hàng ngàn lần vụ phun trào của núi St Helens vào năm 1980. Khi đó, 57 người đã chết, cùng thiệt hại về vật chất lên tới hàng tỉ đô la.
Nếu có một vụ phun trào xảy ra, hậu quả để lại có thể sẽ rất lớn
Tuy nhiên, khả năng có một vụ phun trào xảy ra là tương đối thấp. Những cơn địa chấn này mới chỉ dừng ở mức độ nhẹ, nên các chuyên gia chỉ đặt mức báo động ở trong khoảng "xanh" - tức "bình thường".
Được biết, Yellowstone đã không hoạt động trong vòng 70.000 năm qua. Theo UUSS đánh giá, nó đang tích lũy năng lượng địa chấn để chuẩn bị cho một vụ bùng nổ trong tương lai.