Một nhà văn từng nói rằng khi con người đến một độ tuổi nhất định, người ta sẽ càng ngày càng sống với cái bản ngã của mình nhiều hơn.
Vào cuối ngày, cùng với vài người bạn thân, một tách trà, sống cuộc sống theo cách mà mình muốn.
Khi còn trẻ, chúng ta coi các mối quan hệ xã hội là chuyện lớn, nhưng chỉ sau khi "trải đời", chúng ta mới phát hiện ra rằng:
Không phải tất cả các mối quan hệ đều phù hợp, và cũng không phải ai cũng xứng đáng để được bạn dùng cái tâm của mình đi bảo vệ.
Sau 35 tuổi, những mối quan hệ tiêu cực, hãy dứt khoát vứt bỏ nó đi.
Một blogger tên Vy từng chia sẻ câu chuyện của mình như sau: Có khoảng thời gian cô thất vọng đến mức chặn tài khoản của đồng nghiệp cũ, Triệu. Khi mới làm việc cùng nhau, Triệu rất lạc quan, vui vẻ, hai người dần trở thành bạn tốt. Sau đó cô nghỉ việc, hai người vẫn giữ liên lạc.
Tuy nhiên, trong suốt sáu tháng qua, Triệu thường xuyên nửa đêm phàn nàn với cô về gia đình của mình: chồng hay thức đêm, mẹ chồng làm phiền quá nhiều... Ngay cả trong giờ làm việc, Triệu cũng không dừng việc nói với cô những chuyện vụn vặt trong gia đình mình.
Mỗi lần là một cuộc gọi thoại dài 60 giây hoặc một cuộc điện thoại kéo dài hơn ba mươi phút. Những lời an ủi của cô cũng không đủ để dập tắt sự oán giận của Triệu.
Ngược lại, chính blogger Vy lại là người bị mắc kẹt sâu trong vũng lầy năng lượng tiêu cực dưới ảnh hưởng của Triệu, cô thường mất bình tĩnh với các thành viên trong gia đình, thậm chí từng suýt mất đi một khách hàng lâu năm vì không kiềm chế được cảm xúc.
Một nhà văn từng chia rằng anh chia bạn bè thành ba loại: "loại năng lượng tiêu cực", "loại năng lượng trung tính" và "loại năng lượng tích cực".
Đối với những người bạn mang "năng lượng tiêu cực", hãy tránh xa và đừng để họ truyền những thói quen xấu sang cho bạn.
Đối với những người bạn mang "năng lượng trung tính", bạn có thể giữ liên lạc nhưng không cần phải tốn quá nhiều thời gian và sức lực để tương tác với họ.
Đối với những người bạn mang "năng lượng tích cực", bạn nên tập trung tìm kiếm và kết bạn càng nhiều càng tốt, hãy để những cảm xúc tích cực của họ lây lan sang bạn.
Khi đến một độ tuổi nhất định, chúng ta cũng nên đặt ra các ngưỡng cho các mối quan hệ và sàng lọc nhóm bạn bè của mình. Con đường ở nửa sau cuộc đời vốn không hề dễ đi, nếu cảm thấy ai đó đang khiến bạn tụt lại phía sau, hãy dứt khoát nói lời tạm biệt.
Một tác giả từng nói: Tam quan, chính là từ trường của một người.
Những người có từ trường không tương thích, dần dần sẽ xa nhau.
Nhạc sĩ Beethoven và Công tước Lichnowsky gặp nhau ở Vienna, vì chung sở thích âm nhạc, hai người trở thành bạn thân. Tuy nhiên, vài năm sau, khi Công tước mời Beethoven biểu diễn lần nữa, Beethoven đã từ chối.
Lúc đó Vienna đang bị quân đội của Napoléon chiếm đóng, để lấy lòng các sĩ quan, Công tước đã dùng địa vị của mình ra lệnh cho Beethoven biểu diễn. Beethoven từ chối và giữa hai người xảy ra cãi vã lớn. Cuối cùng, Beethoven giận dữ bỏ đi, cả hai hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ kể từ đó.
Những người có quan điểm khác nhau sau cùng sẽ rời xa nhau dù lần đầu gặp gỡ có cảm thấy thân thuộc ra sao. Không ai có thể thay đổi tam quan đã hình thành suốt hơn 30 năm của một người chỉ trong một sớm một chiều. Sớm dừng lại, không phải là lạnh nhạt, chỉ đơn giản là không muốn làm nhau khó coi hơn trong mắt đối phương.
Hai nữ văn sĩ Trương Ái Linh và Phan Liễu Đại từng là bạn thân. Trương Ái Linh chú trọng vẻ bề ngoài, cô luôn ăn vận đẹp đẽ mỗi khi gặp bạn bè vì theo cô, đó là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác. Nhưng Phan Liễu Đại lại ngược lại, chỉ thích ăn vận bình thường, cô cho rằng Trương Ái Linh đang phớt lờ cảm xúc của mình và khiến cô trở nên xấu hổ trước mặt nhiều người.
Dần dần sau đó, cô cố ý hoặc vô tình chế nhạo Trương Ái Linh, thậm chí còn viết bài chế nhạo xuất thân của Trương Ái Linh. Sau khi biết chuyện, trương Ái Linh lập tức dừng tình bạn với Phan Liễu Đại lại.
Nhà tâm lý học Karen Horney cho rằng: "Khoảng cách lớn nhất giữa con người không phải là địa vị, sự giàu có, học vấn hay sắc đẹp mà là giá trị quan."
Người hiểu bạn, không nói gì cũng vui; người không hiểu bạn, có nói gì cũng vô ích.
Nửa cuộc đời đã đi qua, đừng tạm bợ trong bất cứ mối quan hệ nào. Sống ở đời, luôn phải nhớ ưu tiên cảm xúc của bản thân.
Sống ở đời, có những người có thể cùng ta đi một chặng đường, nhưng rất ít người có thể ở bên ta đến hết cuộc đời.
Buông bỏ những người khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chấm dứt những mối quan hệ khiến bạn tiêu cực.
Chỉ bằng cách nói lời tạm biệt với một mối quan hệ không xứng đáng, bạn mới có thể hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.