May mà luật bản quyền vẫn chưa áp dụng cho chuyện ăn uống, nếu không, bao phen "gió tanh mưa máu" sẽ thi nhau nổ ra vì nguồn gốc của những đặc sản trứ danh. Rất nhiều món ăn nổi tiếng mà chúng ta biết ngày nay luôn gắn liền với một đất nước nào đó – mà trớ trêu thay – chẳng phải quê hương của nó!
Hãy cùng chúng mình khám phá xuất xứ của những đặc sản nổi tiếng thế giới sau đây nhé!
Mì Ý
Gọi là mì Ý thì nhất định món này xuất phát từ Ý rồi! Đây quả là một lầm tưởng tai hại khiến người Ả Rập – cụ tổ của món mì này – bao nhiêu năm cũng không hết… ấm ức!
Lịch sử ghi nhận, cộng đồng Ả Rập sống ở Libya mới là những người sáng chế và sử dụng ra loại mì sợi dài làm từ bột – tiền thân của mì Ý ngày nay. Họ cũng ăn nó với sốt rau củ tươi giống như sốt cà chua của người Ý vậy. Mọi chuyện thay đổi vào năm 9 sau công nguyên, Libya quyết định chơi lớn xâm chiếm nước Ý, nhưng kết quả thì không có chỗ nào để trầm trồ: Libya vừa không có được nước Ý, vừa mất luôn món mì ống đặc sản vào tay dân tộc này.
Công bằng mà nói, dẫu người Ả Rập đã sáng tạo ra mì ống, nhưng ẩm thực Ý đã có công nâng tầm vừa đưa nó ra thế giới. Bằng sự kì công, tinh tế khi chế biến mì Ý hoàn toàn thủ công, cộng với những loại cà chua ngon nhất thế giới được thiên nhiên ban tặng, người Ý đã biến mì Ý trở thành nghệ thuật ẩm thực của riêng mình.
Hamburger có mặt khắp mọi nơi trong đời sống nước Mỹ, từ cửa hàng McDonalds vài trăm mét cứ có một cái, đến MV ca nhạc triệu view của những bà hoàng nhạc Pop.
Thế mà sự thật trớ trêu, người Đức mới có công sáng tạo ra hamburger. Bản thân chữ "ham" trong món bánh này xuất phát từ thành phố Hamburg ở Đức – nơi người ta sáng tạo ra loại bánh mì ăn kèm với thịt bò nướng bên trong. Tuy nhiên, chỉ tới khi bánh mì Hamburger du nhập vào Mỹ, được cải tiến bằng thịt bò xay cho giá thành rẻ hơn, món bánh này mới có cơ hội vươn đến mọi tầng lớp trong xã hội và trở thành món ăn quốc dân.
Nhờ những biến hóa phù hợp, người Mỹ đã tạo ra hamburger như một đại diện tiêu biểu cho văn hóa thức ăn nhanh của đất nước này: rẻ, dễ làm, dễ ăn và nhanh no.
Kẹo dẻo
Thêm một pha "biến của người thành của mình" xuất sắc từ phía vị trí Hoa Kỳ, chứng minh cho chân lý cao thủ cũng không bằng… tranh thủ. Kẹo dẻo và thạch đủ màu Jell-O thuộc tập đoàn thực phẩm Kaft food của Mỹ, với thành phần rất đơn giản là gelatin, hương liệu và màu thực phẩm, nhưng hàng năm vẫn đem về cho hãng này hàng triệu đô là lợi nhuận, tất cả đều nhờ nhanh nhạy học tập người… Ai Cập và Pháp mà ra.
Người ta đã tìm ra vết tích của gelatin trong các di tích Ai Cập cổ đại, chứng tỏ ngưới Ai Cập xưa đã biết điều chế gelatin, nhưng chủ yếu để làm chất kết dính vật liệu như keo dán vậy! Đến năm 1682, nhà nghiên cứu người phápDenis Papincó ghi chép lại quá trình chế tạo ra một chất protein tinh khiết ăn được (tiền thân của gelatin) nhưng chỉ để mày mò… cho vui, chứ không nghĩ tới việc kinh doanh.
Bằng đầu óc nhay nhạy của mình, các nhà máy thực phẩm nước Mỹ đã học ngay bí quyết này và chế ra loại kẹo dải vừa rẻ vừa dễ làm, mỗi năm cứ theo đủ loại màu sắc hương vị là bán chạy như tôm tươi.
Dĩ nhiên, người Mỹ không phải là nhân vật duy nhất tranh thủ trong cuộc chiến ẩm thực này. Dẫu để mất hamburger vào tay nước Mỹ, nước Đức cũng đã thành công trong việc "dành" xúc xích về phần mình, biến nó trở thành món ăn quốc hồn quốc túy dù quyền sáng tạo thuộc về… nơi khác.
Công bằng mà nói, xúc xích là thành quả của quá trình tận dụng mọi phần của động vật và lưu trữ thực phẩm dài hạn – hiện tượng mà đất nước lạnh giá nào cũng có chứ chẳng riêng gì Đức. Người Sumerian cổ đại từ 5,000 năm trước đã làm rất nhiều xúc xích để trữ ăn dần. Thế nhưng, chỉ khi rơi vào bàn tay đầy biến hóa của người Đức, xúc xích mới từ một món lương khô vọt lên hàng nghệ thuật. Việc làm xúc xích ở Đức kì công tới nỗi, đất nước này mở hẳn bảo tàng dành riêng cho món ăn này – như ngầm tuyên bố với cả thế giới – xúc xích có thể xuất phát ở nơi khác, nhưng tại Đức mới là đỉnh cao.
Nguồn: National Geographic, The Spruce Eats và Parade