Theo IFL Science, vào những năm 1950, ngư dân miền tây nước Mỹ được giới thiệu một loài cá xuất xứ từ sông Mississippi và ven vịnh Mexico để nuôi làm thực phẩm. Sau khi loài cá này được đưa vào quốc gia này, người ta nuôi chúng tại hệ thống sông ngòi dọc theo vùng ven biển Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, sau đó hơn 70 năm, tới năm 2023, thống đốc bang Maryland đã phải kêu gọi chính phủ bang tuyên bố rằng loài cá này là một thảm họa ngư nghiệp ở vùng sông ngòi tại vịnh Chesapeake. Vậy loài cá này gì? Tại sao chúng lại khiến các nhà chức trách của Mỹ "đau đầu" như thế?
Loài cá mà chúng ta nhắc tới là cá trê đầu bẹt. Chúng đang được các nhà khoa học đánh giá đang trên đà thành động vật ăn thịt đầu bảng ở sông ngòi Mỹ bởi nhiều yếu tố.
Trước hết hãy tìm hiểu về cá trê đầu bẹt. Cá trê đầu bẹt (Danh pháp khoa học: Pylodictis olivaris) là một loài cá trê thuộc Bộ Cá da trơn thuộc chi Pylodictis trong nhóm cá nước ngọt của Hoa Kỳ.
Cá trê đầu bẹt là loài cá được cho là một thảm họa ngư nghiệp ở vùng sông ngòi tại vịnh Chesapeake. (Ảnh: Pinterest)
Cá trê đầu bẹt còn được coi "quái vật sông" bởi ngư dân từng bắt được cá thể nặng nhất với trọng lượng lên tới 56kg và dài hơn 1,55m.
Bắt đầu từ mùa hè, cá trê đầu bẹt đào hang làm ổ. Chúng thường đào hang ở bờ sông, những vùng ngập nước, dưới những cây đổ, hốc đá, những vũng bùn. Thời gian sinh sản kéo dài từ giữa hè đến tận giữa mùa xuân, khi nhiệt độ nước tăng lên 21 độ C. Chúng đẻ trứng vào ổ và bảo vệ trứng. Khi đã đẻ trứng rồi, thì nó sẽ không ra khỏi ổ, mà bảo vệ trứng. Khi bị khuấy động không gian sống, loài cá khổng lồ này sẽ rất tấn công kẻ phá hoại.
Cá trê đầu bẹt thích sống đơn độc nên chúng khó bắt hơn những loài cá trê khác. Cá trê đầu bẹt thường săn mồi theo kiểu phục kích vào ban đêm. Chúng ẩn nấp và chờ con mồi đi qua để tấn công.
Sở dĩ cá trê đầu bẹt bị coi là loài cá xâm lấn gây hại trên diện rộng ở sông ngòi nước Mỹ là do 2 yếu tố.
Thứ nhất, cá trê đầu bẹt là loài phàm ăn. Khi loài cá này được nuôi ở hệ thống sông ngòi dọc theo vùng ven biển Đại Tây Dương, chúng sẵn sàng ăn mọi loài động vật mà các nhà khoa học đang tìm cách để bảo tồn. Joel Fleming – nhà sinh vật học ở Cơ quan tài nguyên thiên nhiên bang Georgia cho biết, "cá trê đầu bẹt sẽ là một trong những động vật săn mồi đầu bảng ở mọi hệ thống mà chúng phát triển thành quần thể. Bởi chúng ăn bất cứ thứ gì vừa miệng."
Cá trê đầu bẹt còn được coi "quái vật sông" bởi ngư dân từng bắt được cá thể nặng nhất với trọng lượng lên tới 56kg và dài hơn 1,55m. (Ảnh: Pixabay)
Vào năm 2016, một ngư dân người Mỹ bắt gặp cảnh con cá trê đầu bẹt cố gắng nuốt chửng bạn tình trong khi con vật ra sức chống trả để thoát thân. Theo các nhà khoa học, cá trê đầu bẹt có thị lực kém và chúng thường tìm cách ăn mọi thứ chuyển động. Do đó, cá trê đầu bẹt thậm chí còn sẵn sàng ăn thịt cả đồng loại của chúng. Khi câu loài cá này, ngư dân phải sử dụng mồi nhử lớn như cá chép nặng tới 2 kg.
Thứ hai, số lượng cá thể cá trê đầu bẹt phát triển mạnh là do tính mắn đẻ của chúng. Căn cứ vào kích thước, một số con cái có thể đẻ tới 100.000 quả trứng mỗi lứa. Những con đực sẽ bảo vệ số trứng này cho tới khi nở sau hơn một tuần. Con non khi đạt chiều dài 10cm sẽ bắt đầu tập ăn cá sống.
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, nếu để cá trê đầu bẹt tự do phát triển, chúng chỉ cần 30 năm để tàn sát hết động vật bản xứ ở các hệ thống sông ngòi dọc theo vùng ven biển Đại Tây Dương. Chính vì vậy, họ đã cảnh báo các nhà chức trách khuyến khích ngư dân báo cáo bất kỳ con cá trê đầu bẹt nào mà họ bắt được thay vì thả chúng xuống nước để bảo vệ hệ sinh thái bản xứ.
Nguồn: IFL Science