Thời kỳ phong kiến Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm lịch sử với rất nhiều những triều đại khác nhau. Ở đó, mỗi một triều đại đều có những nét văn hoá riêng biệt nhưng nếu phải dùng một cụm từ để miêu tả thì: Nhà Tần là "hợp nhất", nhà Hán có thể nói là "xiềng xích", triều đại nhà Đường có thể nói là "thịnh", còn nếu nhắc đến triều đại nhà Tống thì phải là "giàu có".
Để tái hiện một triều đại, ngoài việc nghiên cứu sử liệu, hậu thế cũng có thể xem lại những tác phẩm nghệ thuật như tranh cổ, thơ ca. Bức họa "Thanh minh thượng hà đồ" của hoạ sĩ Trương Trạch Đoan thời Tống được mệnh danh là "Mona Lisa" của Trung Quốc chính là một ví dụ tiêu biểu cho việc dùng nghệ thuật để hiểu thời đại.
Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" với 3 phần chính trong bản vẽ lại vào thế kỷ 18 (Hình ảnh: Baidu)
Bức tranh này nổi tiếng không phải vì sự cao quý hay hào nhoáng giống những kiệt tác cùng thời mà chính bởi vì sự dân dã, đơn giản và gần gũi của nó.
Bức họa với chiều dài có kích thước hơn 5 mét miêu tả cảnh phồn vinh của Biện Kinh, kinh đô của triều đại Bắc Tống. Phần ngoài cùng bên phải minh họa cảnh thôn dã với nhiều cây cối. Phần tranh mô tả bến cảng với nhiều thuyền buồm đỗ dọc sông. Phần tranh bên phải mô tả đại môn Biện Kinh với phố xá tấp nập và rất nhiều loại cửa hiệu, người buôn bán.
Chi tiết của bản gốc Thanh minh thượng hà đồ của Trương Trạch Đoan, đầu thế kỷ 12 (Hình ảnh: Wikipedia)
Cái kỳ diệu của họa sĩ Trương Trạch Đoan là sự tỉ mỉ và chi tiết trong từng nét vẽ. Bởi người ta còn thống kê được có tổng cộng 814 nhân vật, 28 thuyền, 20 xe cộ, 60 con vật và 170 cây cối trên ba phần rõ ràng của bức hoạ.
Thế nhưng giữa không khí tiết Thanh minh đông vui tấp nập tưởng chừng như hết sức bình thường trong bức vẽ nổi tiếng thời Tống này thì các chuyên gia đã phát hiện ra 1 chi tiết bất ngờ khi phóng to bức tranh 100 lần.
Cũng chính bởi sự tỉ mỉ ấy mà hậu thế không ít lần "dở khóc dở cười" trước những chi tiết khi phóng to bức họa "Thanh minh thượng hà đồ". Phóng to 100 lần, cư dân mạng Trung Quốc không khỏi bất ngờ trước sự phóng khoáng, cởi mở của thời nhà Tống - 1 triều đại cách đây đã hơn 700 năm.
Hình ảnh bà mẹ cho con bú và người đàn ông đang nhìn chằm chằm trong quầy hàng (Hình ảnh: Kknews)
Đó là hình ảnh một người mẹ đang cho con bú ở… một cửa hàng bên đường. Ở thời hiện đại, các bà mẹ luôn được khuyến khích cho con uống sữa mẹ và việc cho con bú ở nơi công cộng cũng đang được bình thường hóa, nhìn nhận cởi mở hơn. Ngày nay là vậy nhưng ở thời kỳ phong kiến, đây hẳn là một hình ảnh khiến hậu thế không khỏi kinh ngạc.
Không chỉ vậy, cư dân mạng còn không khỏi "xấu hổ" trước hành động hết sức "vô duyên" của người đàn ông ở góc trái quầy hàng. Anh ta quay người với ánh mắt "nhìn chằm chằm" vào người phụ nữ đang cho con bú.
Cư dân mạng để lại không ít những bình luận: "Thật là không biết xấu hổ", "Sao có thể vô duyên như vậy!",…
Tuy nhiên có không ít những bình luận khác cho rằng biết đâu người đàn ông trong quầy hàng kia lại chính là chồng của người phụ nữ và là cha của em bé. Nếu như vậy thì cũng không phải điều gì đáng xấu hổ!
Thế nhưng cũng phải kể đến cái tâm tỉ mỉ đến từng chi tiết trong nét vẽ của họa sĩ Trương Trạch Đoan. Đến cả hình ảnh một người mẹ đang cho con bú giữa khung cảnh tấp nập mà ông cũng có thể phác họa chân thật như vậy.
Quả thật không hổ danh là họa sĩ của dân gian, Trương Trạch Đoan vẫn luôn đặc biệt yêu thích cuộc sống dân dã bình yên của lê dân bách tính.