Ông Joey Salceda, nghị sĩ tỉnh Albay (Philippines) đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) phản đối khoản trợ cấp mà Chính phủ Singapore ủy quyền để đổi lấy việc sự đồng thuận độc quyền với Taylor Swift.
“Đó không phải là điều mà nước láng giềng tốt làm” ông Salceda nói trong tuyên bố với truyền thông, đồng thời cho biết động thái của Singapore gây bất lợi cho quan hệ ngoại giao với Manila.
Taylor Swift diễn 6 đêm nhạc tại Singapore - điểm dừng chân duy nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khuôn khổ The Eras Tour. Ảnh: Getty.
Swifties (tên gọi fan Taylor Swift) không vui vẻ khi thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tiết lộ hôm 16/2 rằng Chính phủ Singapore bị cáo buộc trợ cấp lên tới 3 triệu USD cho mỗi buổi hòa nhạc của nữ ca sĩ. Các khoản trợ cấp phụ thuộc vào việc Taylor Swift không biểu diễn ở các quốc gia Đông Nam Á khác.
Tổng cục Du lịch Singapore (STB) và Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên nước này xác nhận các buổi hòa nhạc sắp tới có sự hỗ trợ của chính quyền, nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể.
Kallang Alive Sport Management – công ty điều hành Sân vận động Quốc gia – tiếp cận ê-kíp của nữ ca sĩ đầu năm 2024, trước khi The Eras Tour diễn ra, nhằm tăng phần trăm Taylor gật đầu với lời mời gọi của Singapore.
Cơ quan chức năng nước này cho biết ngành du lịch Singapore được hưởng lợi từ buổi hòa nhạc kéo dài sáu ngày của Taylor Swift, với hơn 300.000 vé đã được bán ra. Người hâm mộ từ khắp đất nước và các nước láng giềng Đông Nam Á đều đổ về Sân vận động Quốc gia Singapore xem siêu sao nhạc pop trình diễn.
Mặc dù đưa ra lời phản đối thỏa thuận của Singapore với Taylor Swift, ông Salceda thừa nhận chính sách này đã có hiệu quả” vì nó thúc đẩy doanh số đặt khách sạn ở Singapore cũng như du lịch hàng không. Điều này gây thách thức Manila khi cần cải thiện cơ sở hạ tầng tổ chức các buổi hòa nhạc cho các nghệ sĩ đẳng cấp thế giới như Taylor Swift.
Người hâm mộ Taylor ở Philippines không vui khi Manila bị loại khỏi The Eras Tour. Họ bày tỏ sự thất vọng trên mạng xã hội. Một số người than thở rằng Philippines thiếu cơ sở hạ tầng tổ chức buổi hòa nhạc có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết.
Địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc lớn nhất tại nước này là Philippine Arena, nằm cách thủ đô Manila khoảng 25 km về phía bắc. Nó có sức chứa 55.000 chỗ ngồi, tương tự Sân vận động Quốc gia Singapore, nhưng không có khu vực sân bóng đá cần thiết theo yêu cầu từ The Eras Tour.
Fan Philippines phải cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á để đến concert của Taylor Swift tại Singapore. Ảnh: Getty.
Fan Philippines phải cạnh tranh mua vé xem concert của Taylor Swift với các nước láng giềng như Singapore, Nhật Bản, Australia.
Alexandra Balane (26 tuổi, người Philippines) không ngạc nhiên khi thần tượng của mình bỏ qua Manila vì những vấn đề thiếu sót về cơ sở vật chất. Cô bất ngờ khi biết Singapore là điểm dừng duy nhất ở Đông Nam Á của nữ ca sĩ, trong khi các quốc gia khác trong khu vực cũng có sân vận động lớn.
Cô vẫn bỏ tiền mua săn vé 2 đêm diễn, ngày 2-3/3. Balane hy vọng tranh cãi sớm kết thúc, Philippines học hỏi thêm chiến lược từ nước bạn.
“Singapore là nơi duy nhất có cơ sở hạ tầng đáp ứng lượng người hâm mộ từ khắp mọi nơi trên thế giới. Không biết khi nào Philippines mới có thể đăng cai” - Alexandra Balane nói.
Mặt khác, giám đốc thương hiệu thời trang Leah Reyes, 29 tuổi, cũng thất vọng vì Taylor Swift không biểu diễn ở Manila. Cô vẫn quyết định dự concert ở Singapore ngày 7/3. Theo nữ giám đốc, cô thường xem các buổi hòa nhạc của nghệ sĩ tổ chức ở Philippines, nhưng nhận thức được các vấn đề như quy mô địa điểm, ùn tắc giao thông nghiêm trọng và thiếu phương tiện giao thông công cộng đã gây khó khăn cho các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Swift khi biểu diễn tại quốc gia này.
Vị giám đốc nhận định thỏa thuận của Singapore với Taylor Swift là “chuyện bình thường”, đối với quốc gia có điều kiện tổ chức The Eras Tour.
Cảm thấy nhức nhối khi bỏ lỡ những lợi ích của “Swiftonomics – nền kinh tế Taylor Swift”, chính quyền khu vực hứa sẽ đẩy mạnh để đạt được những kết quả đẳng cấp thế giới trong tương lai.
Ông Srettha thông tin Thái Lan sẽ miễn thị thực đi lại và thay đổi quy định về uống rượu tại các buổi hòa nhạc. Lãnh đạo Hong Kong (Trung Quốc) John Lee cho nơi này phải “không ngừng nỗ lực” thu hút các sự kiện lớn.
Theo Straitstimes