Ở tuổi 30, tôi tìm được cách để gia tăng thu nhập, ngồi không cũng đủ tiền sống

Nguyệt, Theo Nhịp sống thị trường 22:19 03/05/2024
Chia sẻ

Cô gái mong muốn đạt được mục tiêu nghỉ hưu và không mang gánh nặng tài chính khi bước sang tuổi 50.

*Dưới đây là lời chia sẻ của Jen Glantz trên Business Insider: 

Ở độ tuổi 20, tôi không tin vào sức mạnh của tiết kiệm để chuẩn bị cho nghỉ hưu. Lúc bấy giờ, tôi hầu như không kiếm đủ tiền để trang trải tất cả chi phí sinh hoạt của mình. Nếu có thêm tiền, tôi sẽ tiêu ngay vào các hoạt động đi chơi cùng bạn bè, ăn ngoài và du lịch.

Rất nhiều người từng bước qua cuộc đời tôi, từ sếp cũ cho đến người bạn am hiểu về tài chính đều cố gắng khuyến khích tôi lập quỹ hưu trí, nhưng tôi mặc kệ. Bởi lẽ, tôi cảm thấy quá khó để dành dụm tiền cho tương lai trong khi lúc đó, tôi còn không có đồng tiết kiệm nào.

Nhưng trước khi bước sang tuổi 30, tôi nhận ra mình muốn thay đổi nhiều thói quen tài chính để có thể đạt được những mục tiêu cá nhân lớn lao. Đó là bên cạnh gia tăng giá trị tài sản ròng, tôi còn muốn tìm cách nghỉ hưu ở tuổi 50 với tư cách là triệu phú.

Thời điểm đó, tôi không có quỹ hưu trí và rất ít tiền tiết kiệm. Và trong 5 năm đầu tiên của tuổi 30, tôi đã dành quãng thời gian để xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tài chính của mình.

Dưới đây là 4 cách tôi đang làm để biến mục tiêu nghỉ hưu sớm trở thành hiện thực.

1/ Tôi theo dõi chặt chẽ từng đồng tiền ra vào trong ví

Trước đây, việc phải tuân theo kế hoạch tài chính nào đó khiến tôi gặp căng thẳng. Nhưng vì hiếm khi để ý lịch sử giao dịch của tài khoản ngân hàng hay sao kê thẻ tín dụng nên việc chi tiêu của tôi trở nên mất kiểm soát.

Để đảm bảo rằng tôi đang tiến tới mục tiêu trở thành triệu phú và nghỉ hưu ở tuổi 50, tôi theo dõi chặt chẽ từng đồng tiền đi vào và đi ra khỏi tài khoản của mình.

Ở tuổi 30, tôi tìm được cách để gia tăng thu nhập, ngồi không cũng đủ tiền sống - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tôi tuân thủ kế hoạch chi tiêu nghiêm ngặt theo từng tháng. Tôi muốn đảm bảo rằng mình chỉ đang chi tiêu một phần nhỏ thu nhập, ít hơn so với trước đây để có thể bù đắp thời gian đã mất và tiết kiệm được nhiều hơn.

Đầu tiên, tôi chia nhỏ số tiền được phép chi tiêu cho các danh mục khác nhau, từ thực phẩm, quần áo,... cho đến nhà ở. Vào ngày 15 hàng tháng, tôi xem xét mình còn bao nhiêu tiền và sau đó lên kế hoạch chi tiêu với khoản tiền còn lại trong tháng, mà không cần vay mượn thêm từ đâu.

Đôi khi, tôi thấy mình đã phải huỷ bỏ kế hoạch ăn ngoài nhiều hơn vì thời gian trước đó, tôi lỡ vung tay quá trán. Điều đó cho thấy kế hoạch tài chính giúp tôi đỡ phạm phải sai lầm, dù chỉ là chi tiêu quá tay một vài trăm ngàn.

2/ Tôi luôn khám phá những kênh tạo ra thu nhập mới

Sau khi bị sa thải khỏi công việc toàn thời gian vào năm 2015, tôi quyết định trở thành một doanh nhân. Mục tiêu chính của tôi là tăng gấp đôi thu nhập từ công việc doanh nhân và tiếp tục tìm cách kiếm được nhiều tiền hơn mức tôi có thể làm tại một công ty. Tôi có nhiều nguồn thu nhập thụ động khác nhau, cho phép mở rộng số tiền kiếm được, bao gồm bán các sản phẩm kỹ thuật số (khoá học và sách), cổ tức từ các khoản đầu tư và Affiliate Marketing.

Và một trong những cách lớn nhất để tôi có thể đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm với tư cách triệu phú là tìm thêm cách mang lại thu nhập. Do đó, tôi dành khoảng 5 tiếng/tháng để nghiên cứu cách tạo ra thu nhập mới mà tôi có thể thử từ ngay bây giờ.

3/ Tôi đang bám sát kế hoạch đầu tư

Khi tôi bắt đầu biết cách quản lý tài chính hơn, tôi có thể bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn mỗi tháng. Từ vài năm trước, tôi đã có những khoản đầu tư dài hạn và ngắn hạn, với mức sinh lời tốt. Tôi đã làm việc với một số cố vấn tài chính để tìm thấy danh mục đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,... phù hợp với bản thân và đạt được hiệu quả như mong muốn. Tôi thực hiện đầu tư hàng tháng và các khoản này khi tính theo lãi kép có thể gia tăng gấp bội giá trị ròng của tôi.

Ở tuổi 30, tôi tìm được cách để gia tăng thu nhập, ngồi không cũng đủ tiền sống - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

4/ Tôi gửi tiết kiệm thông minh hơn

Mặc dù tôi liên tục dành hàng đống tiền của mình để đầu tư, tôi vẫn giữ lại một phần tiền mặt trong tài khoản ngân hàng. Một sai lầm tài chính lớn mà tôi mắc phải ở độ tuổi 20 là giữ bất kỳ khoản tiền mặt dư thừa nào của mình trong tài khoản tiết kiệm có lãi suất thấp.

Còn hiện tại, tôi đảm bảo tiền của mình được cất trong tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao. Đồng thời, tôi liên tục tăng số tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm để tận dụng sức mạnh của lãi kép.

Ví dụ, đầu năm nay, tôi gửi phần lớn tiền mặt của mình vào các tài khoản tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao, với lãi suất từ 4-5%. Trong tương lai, số tiền này sẽ liên tục sinh được nhiều lãi nhờ tác động của lãi kép.

Nguồn: BI

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày