Điểm thi ĐH cao nhất tỉnh nhưng không đỗ được ĐH top đầu
Đại học được xem là con đường duy nhất để vô số học sinh nghèo tìm cơ hội thay đổi vận mệnh của mình. Nhiều học sinh cố gắng dốc sức để có được điểm số nhằm nhận được tờ giấy báo trúng tuyển.
Trong mắt nhiều học sinh, tờ giấy báo trúng tuyển được xem như một điểm đánh dấu cho một trang mới của cuộc đời. Đây là cơ hội để những học sinh bước ra khỏi làng quê nghèo, lên thành phố tìm cơ hội học tập và làm việc.
Như bao học sinh khác, Bạch Hương Linh (Giang Tô, Trung Quốc) cũng vậy. Năm 2020, cô tham gia kì thi đại học. Ngay từ khi bước ra khỏi phòng thi và so đáp án, cô vô cùng tự tin với phần làm bài của mình.
Vào ngày công bố điểm thi, như bao bạn bè đồng trang lứa, cô cũng nóng lòng chờ đợi kết quả. Sau khi nhập số báo danh và những thông tin cá nhân mà tưởng chừng đã thuộc lòng, cô gái này hồi hộp chờ đợi kết quả hiển thị. Số điểm 430 thông báo trên màn hình là kết quả cô nhận được.
Ngay khi nhìn thấy số điểm này, cô la lớn và khoe với bố mẹ về kết quả này. Nếu so với điểm chuẩn của năm trước đó, Bạch Hương Linh tự tin có thể trúng tuyển vào ngôi trường mình mong ước. Không chỉ thừa sức đỗ ĐH top đầu, niềm vui của gia đình còn nhân đôi khi biết với số điểm này cô đứng đầu toàn tỉnh.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng số điểm này để xét tuyển vào ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa, cô đều bị 2 ngôi trường từ chối. Bố mẹ Bạch Hương Linh chưa hiểu tại sao khi người đạt 429 điểm lại đỗ vào trường nhưng con gái mình lại trượt.
Khi chia sẻ lên mạng, câu chuyện của cô nhanh chóng được nhiều người chú ý. Ban đầu, tất cả phía các trường đại học đều giữ im lặng về trường hợp này. Tuy nhiên khi nhận được phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, nhà trường phải lên tiếng.
Cánh cửa mới mở ra
Theo đó, mặc dù Bạch Hương Linh có tổng điểm trong kì thi đại học đứng đầu tỉnh. Song cô lại không đáp ứng được yêu cầu nhập học bởi một số nguyên nhân.
Để thúc đẩy việc học toàn diện của học sinh, việc xét tuyển vào đại học top đầu không chỉ phụ thuộc vào tổng điểm mà còn tập trung cả vào điểm số trong 3 năm học cấp 3. Đây chính là vấn đề khiến cho thí sinh có điểm số cao nhất tỉnh nhưng vẫn trượt đại học top đầu. Điểm mới này chỉ chính thức áp dụng vào đúng năm Bạch Hương Linh tham gia kì thi ĐH.
Theo đó, nếu muốn vào đại học top 1 như Thanh Hoa hay Bắc Kinh, thí sinh cần phải học tốt cả những môn phụ khác ngoài toán, văn, ngoại ngữ, bao gồm lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học. Trong 4 môn tự chọn này, ít nhất 2/4 môn, thí sinh phải đạt điểm A+. Song thực tế, điểm số của cô không đạt được ngưỡng A+ kép.
Vì vậy, điểm thi ĐH của Bạch Hương Linh cao đến mức nào cũng không trúng tuyển vào trường top đầu. Trong khi đó, thí sinh có điểm số 429 ở kì thi đại học nhưng đạt được 2 điểm A+ ở các môn tự chọn lại được nhiều trường ĐH săn đón.
Với trường hợp này, nhiều người cho rằng các ĐH Bắc Kinh hay Thanh Hoa nên có sự đặc cách cho những trường hợp này. Đáp lại những bình luận này, người đứng đầu ĐH Bắc Kinh khẳng định không có trường hợp đặc cách cho bất kì thí sinh nào.
Về phần mình, Bạch Hương Linh hiểu được những thiếu sót của bản thân nên cũng bình tĩnh đón nhận kết quả. Sau khi trấn tĩnh, cô bắt đầu nghiên cứu các trường mình phù hợp.
Trên thực tế, với điểm số của mình, vào năm đó, cô vẫn còn nhiều lựa chọn khác như ĐH Sư phạm Bắc Kinh, ĐH Hải dương Trung Quốc…
Trong lúc đang chọn lựa trường, Bạch hương Linh bất ngờ nhận được lời mời nhập học của trường ĐH Hong Kong (Trung Quốc). Thậm chí để chiêu mộ nhân tài, nhà trường tuyên bố trao tặng học bổng 1 triệu USD cho cô.
Thực tế, trường ĐH này có chất lượng đào tạo không thua kém gì nhiều so với Thanh Hoa hay Bắc Kinh. Tất nhiên, với cơ hội có một không hai này, Bạch Hương Linh không từ chối. Năm đó, cô đã chính thức nhập học đại ĐH Hong Kong (Trung Quốc) với chuyên ngành Tài chính.